Để xây dựng và nhân rộng các mô hình hiệu quả về bảo tồn, phát huy trang phục truyền thống của đồng bào các dân tộc gắn với phát triển du lịch cộng đồng nhằm tạo ra nguồn thu nhập cho người dân và thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội tại địa phương. Cũng như phát huy hiệu quả nguồn lực đầu tư của nhà nước, xã hội và cộng đồng vào công tác bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các vùng miền, cộng đồng, dân tộc trong phong trào xây dựng nông thôn mới.

Vừa qua, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành kế hoạc tổ chức xây dựng và nhân rộng mô hình bảo tồn, phát huy trang phục truyền thống dân tộc Khơ Mú, tỉnh Điện Biên gắn với xây dựng nông thôn mới. Tại Quyết định 3467/QĐ-BVHTTDL, Bộ VHTTDL giao Vụ Văn hoá dân tộc chủ trì, phối hợp Sở VHTTDL tỉnh Điện Biên và các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức xây dựng và nhân rộng mô hình bảo tồn, phát huy trang phục truyền thống dân tộc Khơ Mú, tỉnh Điện Biên gắn với xây dựng nông thôn mới trong Quý IV năm 2023.

Trang phục truyền thống của phụ nữ dân tộc Khơ Mú ở Điện Biên

Theo đó, công tác tổ chức xây dựng và nhân rộng mô hình bảo tồn, phát huy trang phục truyền thống dân tộc Khơ Mú gắn với xây dựng nông thôn mới gồm các nội dung sau:

+ Tổ chức tập huấn về nâng cao năng lực bảo tồn, phát huy trang phục truyền thống dân tộc Khơ Mú: Mời báo cáo viên chuẩn bị tài liệu và truyền đạt nội dung chuyên đề về công tác bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa các dân tộc thiểu số; giá trị trang phục truyền thống dân tộc Khơ Mú gắn với xây dựng nông thôn mới, gồm 04 chuyên đề:  Chuyên đề 1 là “Bảo tồn, phát huy trang phục truyền thống các dân tộc thiểu số Việt Nam trong giai đoạn hiện nay”; Chuyên đề 2 là “Khái quát về văn hóa các dân tộc tỉnh Điện Biên và nhiệm vụ trọng tâm trong công tác bảo tồn phát triển văn hóa các dân tộc thời gian tới”; Chuyên đề 3: Giá trị bộ trang phục truyền thống của người Khơ Mú trong đời sống tộc người”; Chuyên đề 4 là “Những thách thức trong việc giữ gìn trang phục truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số trong xu thế hội nhập và phát triển”. Thời gian thực hiện trong 02 ngày tại thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên.

+ Tổ chức hướng dẫn thực hành, truyền dạy các kỹ thuật bung, se sợi, dệt, may, thêu, trang trí họa tiết trên trang phục truyền thống dân tộc Khơ Mú: Hỗ trợ đạo cụ, nguyên liệu, vật tư phục vụ thực hành kỹ thuật bung, se sợi, dệt, may, thêu, trang trí họa tiết trên trang phục truyền thống cho nội dung tập huấn và hướng dẫn thực hành, truyền dạy. Tổ chức ghi hình, chụp ảnh, dựng phim tư liệu, ghi đĩa phục vụ công tác bảo tồn, lưu trữ. Thời gian thực hiện trong 04 ngày tại bản Kéo, xã Pá Khoang, thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên.

+ Tổ chức tuyên tuyền, giới thiệu, quảng bá mô hình tiêu biểu về công tác bảo tồn, phát huy trang phục truyền thống dân tộc Khơ Mú: Tổ chức sản xuất các chuyên đề, phóng sự tuyên truyền giới thiệu, quảng bá mô hình tiêu biểu về bảo tồn, phát huy trang phục truyền thống dân tộc Khơ Mú tại tỉnh Điện Biên.

Kế hoạch yêu cầu việc xây dựng mô hình về bảo tồn, phát huy trang phục truyền thống phải phù hợp với đời sống văn hóa, phong tục tập quán của địa phương; gắn kết các hoạt động bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống các dân tộc thiểu số với Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, phát triển kinh tế, du lịch địa phương. Việc khảo sát, đánh giá kết quả hoạt động các mô hình về bảo tồn, phát huy trang phục truyền thống dân tộc Khơ Mú trong phong trào xây dựng nông thôn mới ở tỉnh Điện Biên iển khai đảm bảo đúng tiến độ, hiệu quả.


Đánh giá:

lượt đánh giá: , trung bình:



 Liên kết website
Thống kê: 9.467.023
Online: 38