Những năm qua, xây dựng môi trường văn hóa công sở luôn được ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTT&DL) triển khai cụ thể hóa tới tập thể các phòng, đơn vị và cán bộ công chức, viên chức, người lao động (CCVCNLÐ). Từ đó, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về ý thức và hành động, tự tu dưỡng, rèn luyện, nâng cao ý thức, đạo đức công vụ; tăng cường kỷ cương, kỷ luật hành chính, xây dựng hình ảnh đội ngũ cán bộ chuyên nghiệp, thân thiện, tận tình. Ðồng thời, tạo môi trường làm việc văn minh, hiện đại, trách nhiệm, minh bạch, hiệu quả...
Xây dựng môi trường văn hóa công sở, ngành VHTT&DL ban hành Quy chế Văn hóa công sở và Quy tắc giao tiếp ứng xử của cán bộ, CCVCNLÐ, đảm bảo phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, điều kiện cơ sở vật chất của ngành. Ðồng thời, đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho đội ngũ cán bộ, CCVCNLÐ về nội dung này. Cụ thể vào từng lĩnh vực, 100% CCVCNLÐ chấp hành nghiêm túc kỷ cương, kỷ luật hành chính, không có trường họp nào vi phạm kỷ luật. 100% CCVCNLÐ ký cam kết giữ gìn an ninh trật tự, không vi phạm luật an toàn giao thông. Ðội ngũ cán bộ, CCVCNLÐ trong toàn ngành luôn chân thành, hoà nhã thân ái, đoàn kết với đồng nghiệp; thực hiện có hiệu quả quy định chuẩn mực đạo đức. Ngành chú trọng sắp xếp bộ máy tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả gắn với cơ cấu lại, nâng cao chất lượng đội ngũ CCVCNLÐ. Quá trình thực hiện nhiệm vụ ngày càng được chuyên môn hóa cao; quy trình, thủ tục thực hiện nhiệm vụ ngày càng được hoàn thiện theo hướng rõ ràng về trách nhiệm, cụ thể về yêu cầu, chất lượng; thể hiện tính chuyên nghiệp, góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả thực hiện nhiệm vụ.
Cùng với đó, CCVCNLÐ toàn ngành luôn thực hiện đúng các nội dung quy chế dân chủ cơ sở; có tinh thần trách nhiệm trong mọi lĩnh vực, thực hiện tác phong, lề lối làm việc nghiêm túc, tạo bầu không khí thân thiện, thúc đẩy sự cởi mở, tin tưởng lẫn nhau. Một số phòng, đơn vị còn thực hiện làm việc ngoài giờ hành chính để phục vụ, như: Bảo tàng Chiến thắng lịch sử Ðiện Biên Phủ, Ban Quản lý di tích, Thư viện tỉnh, Trung tâm Văn hóa - Ðiện ảnh, Ðoàn Nghệ thuật... Với tính chất công việc thưòng xuyên tiếp xúc với tổ chức, du khách trong và ngoài nước, CCVCNLÐ trong ngành chấp hành nghiêm túc quy định về chuẩn mực đạo đức được ban hành; không có phản ánh tiêu cực từ tổ chức, cá nhân về giao tiếp, ứng xử. Từ đó, xây dựng hình ảnh, phong cách, tác phong làm việc của đội ngũ CCVCNLÐ ngành VHTT&DL chuyên nghiệp, khoa học, kỷ cương, sáng tạo, luôn tận tụy trong thực thi nhiệm vụ.
Tại nơi làm việc, CCVCNLÐ toàn ngành luôn đảm bảo trang phục đẹp, phù hợp nhiệm vụ được giao. Một số đơn vị còn thiết kế đồng phục riêng, như: Bảo tàng Chiến thắng lịch sử Ðiện Biên Phủ, Thư viện tỉnh... Ngoài ra, tất cả các phòng, đơn vị trực thuộc ngành đều thực hiện tốt việc vệ sinh môi trường thường xuyên, trồng cây xanh trong khu vực cơ quan, phòng làm việc. Qua đó, tạo môi trường, không gian làm việc thông thoáng, thân thiện.
Hiện nay, Ban Quản lý di tích tỉnh có 75 cán bộ, viên chức, người lao động; trong đó, khoảng 50 viên chức, người lao động đón tiếp du khách tại 6 điểm tham quan. Ðơn vị luôn xác định văn hóa công sở gồm nhiều lĩnh vực, từ trang phục làm việc, lễ phục, phong cách giao tiếp, ứng xử trong thực thi nhiệm vụ, bài trí cơ quan, phòng làm việc, tác phong, tinh thần, thái độ, trách nhiệm thực thi công việc... Những yếu tố này góp phần hình thành và xây dựng phong cách ứng xử của viên chức, người lao động trong đơn vị. Bà Phạm Thị Thảo, Phó Giám đốc Ban Quản lý di tích tỉnh cho biết: “Ðơn vị luôn phát huy tinh thần đoàn kết gắn bó, trách nhiệm cao của mỗi thành viên để nâng cao kỷ luật, kỷ cương hành chính, tạo dựng uy tín trong đơn vị... Với đặc thù là đơn vị thường xuyên phục vụ khách đến tham quan, tìm hiểu, nghiên cứu; đơn vị đã xây dựng các nội quy, quy chế cụ thể, nhằm xây dựng hình ảnh viên chức, lao động của đơn vị luôn thân thiện, mến khách. Ðơn vị đã làm đồng phục chung cho cán bộ, viên chức người lao động, quy định mặc vào thứ hai, tư và thứ sáu hàng tuần. Vừa lịch sự, trang trọng lại mang tính chuyên nghiệp, ai nhìn vào cũng có thể nhận ra là nhân viên Ban Quản lý di tích tỉnh. Còn với hướng dẫn viên phục vụ du khách tại các điểm di tích đều được yêu cầu mặc trang phục truyền thống của dân tộc Thái tất cả các ngày làm việc. Ðồng thời, thường xuyên thực hiện vệ sinh cảnh quan môi trường đơn vị xanh sạch, trong đó phối họp với các đơn vị quân đội thực hiện trồng cây, cắt cỏ, trang trí cờ, hoa...”.
Nếu như kỷ luật tác động trực tiếp đến hiệu quả giải quyết công việc thì yếu tố văn hóa công sở giữ một vai trò rất quan trọng tạo nên thái độ, môi trường làm việc. Có thể thấy rằng, bằng những phần việc cụ thể, ngành VHTT&DL đã xây dựng được môi trường văn hóa công sở chuẩn mực, góp phần nâng cao tác phong và thái độ phục vụ của đội ngũ CCVCNLÐ, nâng cao hiệu quả giải quyết, thực thi công vụ được giao.