Theo Nghị định 38/2021/NĐ-CP, đối với các vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa và quảng cáo, hình thức xử phạt chính là cảnh cáo, phạt tiền và đình chỉ hoạt động có thời hạn. Mức xử phạt được điều chỉnh tăng từ 20 đến 30% so với các quy định được thay thế bởi Nghị định này. Trong đó, có nhiều hành vi vi phạm được quy định tăng mức tiền xử phạt để nâng tính răn đe, một số hành vi tăng gấp đôi mức xử phạt.

Nghị định có 5 Chương, 74 Điều quy định về hành vi vi phạm hành chính, hình thức xử phạt, mức xử phạt, các biện pháp khắc phục hậu quả, thẩm quyền lập biên bản, thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa và quảng cáo; Các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa và quảng cáo không quy định tại Nghị định này thì áp dụng theo quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong các lĩnh vực quản lý nhà nước có liên quan.

Áp dụng đối với: Tổ chức, cá nhân Việt Nam có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa và quảng cáo ở Việt Nam và ở nước ngoài; Tổ chức, cá nhân nước ngoài có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa và quảng cáo trên lãnh thổ Việt Nam; Người có thẩm quyền lập biên bản, thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính theo quy định.

Cụ thể, mức phạt tiền tối đa đối với một hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa là 50.000.000 đồng đối với cá nhân và 100.000.000 đồng đối với tổ chức. Mức phạt tiền tối đa đối với một hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực quảng cáo là 100.000.000 đồng đối với cá nhân và 200.000.000 đồng đối với tổ chức. Tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, tổ chức, cá nhân có các mức phạt khác nhau:

1. Hành vi vi phạm về điện ảnh

Tăng mức phạt tiền ở một số hành vi về phổ biến phim; bổ sung hình thức xử phạt bổ sung như đình chỉ hoạt động chiếu phim hay một số biện pháp khắc phục hậu quả như buộc tháo gỡ phim vi phạm trên môi trường mạng.

2. Hành vi vi phạm về hoạt động nghệ thuật biểu diễn

Nghị định bổ sung một số hành vi kê khai không trung thực, hoặc sử dụng các giấy tờ, tài liệu giả mạo trong hồ sơ đề nghị cấp giấy phép tổ chức biểu diễn nghệ thuật, trình diễn thời trang; hành vi cho tổ chức, cá nhân khác sử dụng giấy phép hoặc sử dụng giấy phép của tổ chức, cá nhân khác. Bổ sung nội dung bị cấm trong một số hành vi, đồng thời tăng mức phạt tiền đối với hành vi về biểu diễn nghệ thuật, trình diễn thời trang, thi người đẹp, người mẫu.

 3. Hành vi vi phạm về tổ chức lễ hội; kinh doanh dịch vụ karaoke, dịch vụ vũ trường; hoạt động văn hóa và kinh doanh dịch vụ văn hóa cộng cộng

 Tăng mức xử phạt các hành vi lợi dụng hoạt động tín ngưỡng để trục lợi, hành vi về nếp sống văn hoá gây ảnh hưởng đến phong tục tập quán, sức khoẻ con người; sửa đổi các điều kiện doanh dịch vụ karaoke, dịch vụ vũ trường, trách nhiệm của tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ karaoke, dịch vụ vũ trường. Đặc biệt, tăng mức tiền xử phạt đến tối đa đối với hành vi kinh doanh dịch vụ văn hóa công cộng vi phạm các quy định cấm. Cụ thể, phạt tiền từ 40.000 đến 50.000 triệu đồng đối với hành vi tổ chức cho khách nhảy múa thoát y hoặc tổ chức hoạt động mang tính chất đồi trụy tại cơ sở kinh doanh dịch vụ vũ trường, karaoke, cơ sở lưu trú du lịch, nhà hàng ăn uống giải khát hoặc nơi tổ chức hoạt động văn hóa và kinh doanh dịch vụ văn hóa công cộng khác.

 Về tổ chức lễ hội, Nghị định quy định phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200 đến 500 nghìn đồng đối với một trong các hành vi sau: Thắp hương hoặc đốt vàng mã không đúng nơi quy định; nói tục, chửi thề, xúc phạm tâm linh gây ảnh hưởng đến không khí trang nghiêm của lễ hội; mặc trang phục không lịch sự hoặc không phù hợp với truyền thống văn hóa Việt Nam. Phạt tiền từ 1.000.000 đến 3.000.000 đồng nếu bán vé, thu tiền tham dự lễ hội; không có nhà vệ sinh hoặc có nhà vệ sinh nhưng không bảo đảm tiêu chuẩn theo quy định trong khu vực lễ hội, di tích.

4. Hành vi vi phạm hành chính, hình thức xử phạt và biện pháp khắc phục hậu quả trong lĩnh vực quảng cáo

Về lĩnh vực quảng cáo, Nghị định quy định phạt tiền từ 50.000.000 đến 70.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau: Quảng cáo thuốc lá; quảng cáo rượu có nồng độ cồn từ 15 độ trở lên; quảng cáo sản phẩm sữa thay thế sữa mẹ dùng cho trẻ dưới 24 tháng tuổi; thức ăn bổ sung dùng cho trẻ dưới 6 tháng tuổi; bình bú và vú ngậm nhân tạo; quảng cáo thuốc kê đơn; thuốc không kê đơn nhưng được cơ quan nhà nước có thẩm quyền khuyến cáo hạn chế sử dụng hoặc sử dụng có sự giám sát của thầy thuốc; thuốc không còn thời hạn đăng ký lưu hành; quảng cáo các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ cấm quảng cáo khác.

Đối với hành vi treo đặt, dán, vẽ các sản phẩm quảng cáo trên cột điện, trụ điện, cột tín hiệu giao thông và cây xanh nơi công cộng, trừ trường hợp quy định tại điểm d khoản 3, điểm b khoản 5 và điểm b khoản 8 Điều 12 Nghị định số 100/2019/NĐ-CP ngày 30/12/2019 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt bị phạt tiền từ 1.000.000 đến 2.000.000 đồng.

Bên cạnh đó, Nghị định cũng quy định phạt tiền từ 15.000.000 đến 20.000.000 đồng đối với hành vi quảng cáo dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh thiếu nội dung về phạm vi hoạt động chuyên môn ghi trong Giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh.

Phạt tiền từ 20.000.000 đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau: Quảng cáo việc chẩn đoán, lựa chọn giới tính phôi, thai nhi; quảng cáo, môi giới việc hiến, nhận bộ phận cơ thể người vì mục đích thương mại.

Chi tiết nghị định tại đây./.

 

Tệp đính kèm


Đánh giá:

lượt đánh giá: , trung bình:



 Liên kết website
Thống kê: 10.299.031
Online: 130