Qua 7 năm triển khai thực hiện Quyết định số 629/QĐ-TTg, Nghị quyết số 81/NQ-CP, Nghị định số 02/2013/NĐ-CP của Chính phủ, dưới sự chỉ đạo chặt chẽ và đồng bộ của các cấp ủy đảng, chính quyền và các ban ngành, đoàn thể từ tỉnh đến cơ sở. Nhận thức và hành động của các cấp ủy đảng, chính quyền, mặt trận tổ quốc, các đoàn thể và tổ chức chính trị xã hội và toàn thể nhân dân về vị trí, vai trò, tầm quan trọng của công tác gia đình và nhiệm vụ xây dựng gia đình thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước được nâng lên rõ rệt.

Công tác xóa đói giảm nghèo, giải quyết việc làm, giúp hàng ngàn hộ gia đình thoát nghèo và nâng cao mức sống hàng năm. Tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 33,05%; thu nhập bình quân đầu người ước đạt 29,7 triệu đồng/người/ năm; 66,2% gia đình đạt danh hiệu văn hóa. Công tác dân số kế hoạch hóa gia đình, chăm sóc và bảo vệ trẻ em đã đạt được những kết quả tích cực góp phần xây dựng gia đình bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc. Sự nghiệp giải phóng phụ nữ, công tác bình đẳng giới được quan tâm thực hiện. Nhiều chính sách hỗ trợ gia đình nghèo, gia đình khó khăn được thực hiện, vận động các tầng lớp nhân dân ủng hộ quỹ đền ơn, đáp nghĩa, quỹ vì người nghèo được hàng trăm tỷ đồng. Cán bộ, đảng viên có trách nhiệm gương mẫu chăm lo xây dựng chính gia đình mình và vận động nhân dân cùng thực hiện. Tạo sự chuyển biến trong nhận thức của cán bộ và nhân dân về gia đình là tế bào của xã hội, gia đình tốt thì xã hội tốt. Xây dựng nếp sống văn hóa, văn minh gia đình cũng chính là hoàn thiện nhân cách các thành viên trong gia đình và hình thành nếp sống văn hóa, văn minh trong xã hội. Giữ gìn, phát huy những giá trị văn hóa quý báu của dân tộc, truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác là trách nhiệm của gia đình; sự chung thủy giữa vợ và chồng; lòng hiếu thảo của con cháu đối với cha mẹ, ông bà; sự tôn kính, biết ơn tổ tiên; sống có nghĩa, có tình với anh em, họ hàng, làng xóm.

Duy trì cơ chế phối hợp giữa các cấp, các ngành trong thực hiện nhiệm vụ về công tác “Xây dựng gia đình thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”, thực hiện sự hướng dẫn của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, UBND tỉnh Điện Biên đã ban hành quyết định thành lập Ban chỉ đạo công tác gia đình với 22 thành viên là các sở, ban, ngành, các tổ chức chính trị xã hội của tỉnh. Ban chỉ đạo đã được thành lập từ cấp tỉnh đến huyện, thị xã, thành phố; xã phường, thị trấn. Đến nay, đã có 100%  xã, phường, thị trấn;  huyện, thị xã, thành phố đã thành lập Ban chỉ đạo, ban hành quy chế và duy trì hoạt động.

Các mục tiêu, chỉ tiêu của Kế hoạch thực hiện Chiến lược phát triển gia đình Việt Nam được thực hiện với những kết quả đáng ghi nhận, nâng cao nhận thức về vai trò, vị trí, trách nhiệm của gia đình và cộng đồng trong việc thực hiện tốt chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật về hôn nhân và gia đình, bình đẳng giới, phòng, chống bạo lực gia đình, ngăn chặn các tệ nạn xã hội xâm nhập vào gia đình. Cụ thể: có 4/14 chỉ tiêu vượt, 9/14 chỉ tiêu đạt, 1/14 chỉ tiêu chưa đạt.

 Tuy có những bước phát triển song việc triển khai Quyết định số 629/QĐ-TTg, Nghị quyết số 81/NQ-CP, Nghị định số 02/2013/NĐ-CP, còn gặp nhiều khó khăn do đời sống kinh tế của người dân không đồng đều, có sự phân chênh lệch rõ rệt, mức thụ hưởng những dịch vụ cũng theo đó khác nhau. Do đó, phần lớn những tệ nạn, những hủ tục tập trung ở những gia đình có hoàn cảnh khó khăn, ít tiếp cận với thông tin; công tác vận động, hỗ trợ của tỉnh đối với những gia đình neo đơn, có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn còn hạn chế. Việc tập trung bà con để tập huấn, tuyên truyền cũng còn nhiều vấn đề khó khăn.

Để thực hiện tốt Chiến lược gia đình Việt Nam trong giai đoạn tiếp theo, cần thực hiện một số giải pháp sau:

1. Tăng cường hơn nữa sự lãnh đạo chỉ đạo của cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp đối với công tác gia đình. Coi công tác gia đình là một trong những nhiệm vụ quan trọng của các cấp, các ngành góp phần vào phát triển kinh tế xã hội và ổn định chính trị.

2. Các cơ quan Báo, Đài tiếp tục tăng cường công tác truyên truyền về Chỉ thị 49-CT/TW, ngày 21/2/2005 của Ban Bí thư về “về xây dựng gia đình thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; Quyết định số 629/QĐ-TTg ngày 29/5/2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển gia đình Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030; đẩy mạnh thông tin, tuyên truyền tới cán bộ, CCVC, người lao động và nhân dân trên địa bàn tỉnh về công tác gia đình nhằm nâng cao nhận thức, chuyển đổi hành vi của mỗi người và của toàn xã hội trong thực hiện trách nhiệm với gia đình, phát huy vai trò, tầm quan trọng của gia đình.

3. Thực hiện việc lồng ghép công tác gia đình vào các chương trình, kế hoạch công tác của các ngành, đơn vị. Tăng cường công tác phối hợp với các Sở, ngành, đoàn thể trong việc tổ chức tuyên truyền, vận động nâng cao nhận thức cho các tầng lớp nhân dân về vai trò, vị trí, tầm quan trọng của gia đình trong tiến trình xây dựng và bảo vệ đất nước, trong xây dựng gia đình ít con, no ấm, bình đẳng, tiến bộ và hạnh phúc. Đồng thời phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình; vai trò của họ hàng, dòng họ để duy trì sự ổn định quan hệ bền vững trong gia đình.

4. Tiếp tục duy trì và nhân rộng triển khai thực hiện Đề án “Tuyên truyền giáo dục đạo đức lối sống trong gia đình Việt Nam”; Chương trình phòng, chống bạo lực gia đình; Đề án phát huy giá trị các mối quan hệ trong gia đình và Bộ tiêu chí ứng xử trong gia đình.

5. Từng bước kiện toàn cán bộ làm công tác gia đình nhất là cán bộ cấp cơ sở, hàng năm mở lớp tập huấn nghiệp vụ, chuyên môn cho cán bộ trực tiếp làm công tác gia đình.

6. Tổng kết, đánh giá, biểu dương, khen thưởng kịp thời cho các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong thực hiện các hoạt động về gia đình, phòng, chống bạo lực gia đình các cấp.

7. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát tình hình thực hiện các quy định của pháp luật về công tác gia đình./.         


Đánh giá:

lượt đánh giá: , trung bình:



 Bình luận


Mã xác thực không đúng.
     Liên kết website
    Thống kê: 10.320.636
    Online: 25