Đối với mỗi quốc gia, mỗi dân tộc, di sản văn hóa được xem như là báu vật thiêng liêng, là tài sản vô giá mà các thế hệ phải có trách nhiệm giữ gìn phát triển cho muôn đời sau. Hiện nay, Việt Nam hiện có hơn 3000 di tích được xếp hạng cấp quốc gia, trên 7500 di tích cấp tỉnh, hàng trăm di sản văn hóa phi vật thể được đưa vào danh mục quốc gia và nhiều di sản được UNESCO công nhận, có hàng trăm cá nhân xuất sắc trong lĩnh vực di sản văn hóa được phong tặng danh hiệu Nghệ nhân nhân dân, Nghệ nhân ưu tú. Đây được xem là nguồn lực quan trọng để chúng ta thúc đẩy phát triển ngành du lịch góp phần phát triển kinh tế đất nước.

Trong thành tựu chung của ngành di sản cả nước, tỉnh Điện Biên cũng đã vinh dự ghi tên mình vào những đóng góp đó, cụ thể:

1.  Về di sản văn hóa vật thể

Nhằm triển khai các quy định của Luật Di sản Văn hóa, đồng thời nâng cao trách nhiệm của các cấp, các ngành, các tổ chức xã hội và nhân dân trong việc bảo vệ và phát huy giá trị di tích cũng như truyền thống lịch sử, văn hóa của dân tộc; khai thác, phát triển du lịch, dịch vụ góp phần phát triển kinh tế - xã hội, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã tham mưu trình UBND tỉnh ban hành Quyết định số 23/QĐ-UBND ngày 04/10/2016 về việc ban hành quy định quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di tích trên địa bàn tỉnh Điện Biên. Hiện nay Quyết định số 23/QĐ-UBND đang được điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp với tình hình thực tế.

- Công tác kiểm kê, lập hồ sơ khoa học đề nghị xếp hạng di tích đã được quan tâm triển khai thực hiện. Đến nay trên địa bàn tỉnh Điện Biên có 22 di tích được xếp hạng (trong đó có 01 di tích quốc gia đặc biệt, 13 di tích cấp quốc gia, 08 di tích cấp tỉnh).   

- Trong công tác bảo tồn, tôn tạo di tích: Đã tham mưu UBND tỉnh trình Thủ tướng Chính phủ Đề án bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Chiến trường Điện Biên Phủ đến năm 2030. Đến nay Thủ tướng Chính phủ đã ban hành văn bản chỉ đạo việc thực hiện công tác bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị Di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Chiến trường Điện Biên Phủ, Ngành đã chủ động tham mưu cho UBND tỉnh chỉ đạo UBND cấp huyện tích cực tham mưu thực hiện việc khoanh vùng cắm mốc và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các di tích đã được xếp hạng.

- Đối với hoạt động Bảo tàng nhằm phát huy giá trị di sản văn hóa: Đang xây dựng dự án cải tạo, sửa chữa, nâng cấp và hiện đại hóa phòng trưng bày giới thiệu tổng thể Chiến dịch Điện Biên Phủ trong Bảo tàng Chiến thắng Lịch sử Điện Biên Phủ; thực hiện Đề án của Bộ VHTT&DL về đổi mới, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động Bảo tàng gắn với phát triển du lịch (triển khai tại 02 Bảo tàng).

- Công tác sưu tầm hiện vật là di sản văn hóa được các đơn vị bảo tàng quan tâm, ưu tiên thực hiện hàng năm, tính đến năm 2019, Bảo tàng tỉnh và Bảo tàng chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ lưu giữ trong kho cơ sở và trưng bày giới thiệu khoảng gần 10 nghìn hiện vật các loại

2. Bảo tồn di sản văn hóa phi vật thể

- Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã phối hợp với các cơ quan chuyên môn của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch triển khai xây dựng 02 hồ sơ di sản gồm: Nghệ thuật Then Thái và Nghệ thuật xòe Thái trình UNESCO, đề nghị đưa vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

- Công tác bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa các dân tộc được quan tâm, triển khai thực hiện:

+ Tính đến năm 2019, đã thực hiện bảo tồn được 19 lễ hội truyền thống các dân tộc.

+ Các huyện đã tổ chức Hội diễn Nghệ thuật quần chúng, Ngày hội văn hóa các dân tộc, Ngày hội đoàn kết các dân tộc, đóng góp tích cực trong công tác bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa các dân tộc.

+ Phong trào văn nghệ quần chúng được duy trì phát triển, toàn tỉnh có 1273 đội văn nghệ quần chúng, thường xuyên duy trì sinh hoạt văn hóa ở cộng đồng đã góp phần bảo tồn văn hóa truyền thống các dân tộc.

+ Hiện nay, toàn tỉnh đã thành lập 01 Câu lạc bộ bảo tồn âm nhạc, dân ca, dân vũ truyền thống các dân tộc tỉnh Điện Biên; 01 câu lạc bộ văn hóa dân gian dân tộc Thái tỉnh Điện Biên. Qua các buổi sinh hoạt của Câu lạc bộ đã góp phần gìn giữ Nghệ thuật trình diễn dân gian, văn hóa dân gian các dân tộc.

- Công tác kiểm kê, lập hồ sơ khoa học di sản văn hóa phi vật thể được quan tâm triển khai: đến năm 2019 hầu hết các dân tộc trong tỉnh được nghiên cứu kiểm kê toàn diện hoặc một phần di sản văn hóa; có 08 di sản văn hóa phi vật thể được đưa vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Trong năm 2019 tiếp tục hoàn thiện hồ sơ khoa học về di sản Nghệ thuật múa của người Khơ Mú và Nghệ thuật thêu hoa văn trên giày của người Hoa (Xạ Phang), tỉnh Điện Biên đề nghị Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể cấp Quốc gia.

- Công tác xét tặng danh hiệu Nghệ nhân ưu tú trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể được quan tâm. Đến năm 2019 đã có 27 Nghệ nhân được Chủ tịch nước Quyết định phong tặng danh hiệu Nghệ nhân ưu tú và 01 Nghệ nhân được Chủ tịch nước Quyết định truy tặng danh hiệu Nghệ nhân ưu tú. Các nghệ nhân đang được các địa phương rà soát, hỗ trợ chế độ đối với những Nghệ nhân ưu tú có thu nhập thấp, hoàn cảnh khó khăn theo quy định.

-  Bảo tồn tiếng nói, chữ viết: Đang được ngành Giáo dục và đào tạo phối hợp triển khai rộng khắp trong hệ thống các nhà trường do Ngành quản lý, trong đó thực hiện mở lớp truyền dạy tiếng Thái và tiếng Mông.

Có thể nói, đối với một tỉnh giàu tiềm năng di sản văn hóa như Điện Biên những đóng góp như trên tuy chưa lớn, xong cũng là những thành công có ý nghĩa sâu sắc tạo tiền đề và động lực để những người làm công tác di sản văn hóa cùng với nhân dân các dân tộc trong tỉnh phấn đấu thực hiện thành công hơn nữa công tác giữ gìn phát huy di sản văn hóa các dân tộc trong tỉnh.

Trải qua nhiều giai đoạn phát triển của đất nước và tỉnh Điện Biên, những người làm công tác trong lĩnh vực di sản văn hóa vẫn đang ngày ngày đóng góp công sức cho sự phát triển không ngừng sự nghiệp văn hóa, thể thao và du lịch, để văn hóa trở thành động lực, là nền tảng tinh thần, cổ vũ toàn Đảng, toàn dân vững vàng chung tay xây dựng và bảo đất nước.

Bên cạnh những thành tích đáng tự hào trên, lĩnh vực di sản văn hóa đang đứng trước những khó khăn thách thức rất lớn trong thời đại công nghệ 4.0, với sự phát triển của công nghệ thông tin, sự giao thoa văn hóa diễn ra với tốc độ nhanh hơn nếu không có bản sắc văn hóa riêng rất dễ bị hòa tan, mất kinh tế là mất ít nhưng mất văn hóa là mất tất cả.

Những tồn tại, hạn chế trong lĩnh vực di sản văn hóa cả vật thể và phi vật thể, bên cạnh những nguyên nhân khách quan mà những người làm công tác di sản văn hóa luôn nhận thức sâu sắc rằng nguyên nhân chủ quan cần phải sớm khắc như: từng bước nâng cao chất lượng trong công tác tham mưu, đề xuất các nội dung thiết thực trong công tác quản lý; sâu sát thực địa, cơ sở và tự đào tạo, từng bước nâng cao chất lượng của đội ngũ của công chức, viên chức người lao động trong lĩnh vực di sản văn hóa. Để từng bước lĩnh vực di sản văn hóa có những đóng góp xứng đáng hơn trong việc bảo tồn bản sắc văn hóa truyền thống của dân tộc, gắn bảo tồn di sản văn hóa với phát triển kinh tế du lịch, ngành kinh tế được tỉnh Điện Biên coi trọng là ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh./.

 


Đánh giá:

lượt đánh giá: , trung bình:



 Bình luận


Mã xác thực không đúng.
     Liên kết website
    Thống kê: 10.140.479
    Online: 39