Trong cộng đồng 19 dân tộc anh em đang sinh sống tại tỉnh Điện Biên, dân tộc Hà Nhì là một trong những dân tộc còn lưu giữ được nhiều nét văn hóa đặc trưng như: tiếng nói, trang phục, phong tục tập quán, tín ngưỡng, các sinh hoạt văn hóa văn nghệ…và đặc biệt là trò chơi dân gian truyền thống. Một trong những trò chơi dân gian không thể thiếu trong đời sống văn hóa tinh thần của đồng bào dân tộc Hà Nhì đó là Đánh cù (đồ lộ).

 Đánh cù là một trò chơi dân gian của nhiều dân tộc, trong đó có dân tộc Hà Nhì. Cũng như một số dân tộc khác, trò chơi đánh cù (đồ lộ) của dân tộc Hà Nhì là trò chơi chỉ dành riêng cho nam giới, vừa là trò chơi có tính thể thao, vừa là cơ hội để các chàng trai thể hiện tài năng, sự khéo léo, hào hứng trong cách chơi. Trò chơi thường được diễn ra trong các dịp lễ hội, tết…của đồng bào dân tộc Hà Nhì.

Quả cù đ­ược các chàng trai đẽo từ những loại gỗ đặc, cứng (đinh, nghiến) có đường kính khoảng 10 cm, đôi khi họ cũng có thể mua quả cù của dân tộc khác, quả cù của  dân tộc Hà Nhì có hình dạng khối chóp nón, đáy của hình chóp không có cuống cù như của một số dân tộc khác. Cù đ­ược quay bằng một sợi dây dài khoảng 2m, một đầu buộc vào một khúc gậy nhỏ dài khoảng 40cm. Mỗi khi chơi xong quả cù sẽ đư­ợc các chàng trai dân tộc Hà Nhì cất đi để đến hội sau lại đem ra chơi. Đánh cù cũng chính là lúc các chàng trai thể hiện đ­ược với mọi ng­ười đó là sức mạnh, sự chính xác và sự quyết đoán.  Cách chơi của các chàng trai trở thành một trong những tiêu chí của đồng bào dân tộc Hà Nhì để lựa chọn và gửi gắm trọng trách những công việc chính trong bản góp phần giữ gìn và bảo vệ quê hương.

Tuy một số dân tộc có cùng trò chơi đánh cù, nhưng mỗi một dân tộc lại có một hình thức chơi, quy định thắng thua khác nhau, trò chơi đánh cù (đồ lộ) của dân tộc Hà Nhì có rất nhiều cách chơi nhưng tiêu biểu nhất là các cách chơi: chơi cá nhân, chơi kép và chơi tập thể. Trong đó cách chơi cá nhân như sau: Người chơi có thể chơi từ 1 đến 3 quả cù và tự chơi như một hình thức tự tập luyện. Khi chơi với số lượng từ 2 quả cù trở lên, 2 quả cù sẽ được cuốn sẵn dây, người chơi sẽ đánh một quả ra trước, sau đó là nhặt quả tiếp theo để đánh, có thể đánh quả sau nhằm vào quả trước hoặc đánh ra tách biệt xem quả cù nào có độ quay trụ được lâu hơn. Còn cách chơi kép thường là hai người chơi và cũng có thể có nhiều người cùng chơi, chia thành các đôi riêng ra, các đôi tự đấu với nhau...

Trong kiểu chơi kép dành cho hai người có hai cách:

Cách thứ nhất: Một ng­ười quay quả cù của mình ra sân, người còn lại sẽ nhằm vào quả cù của đối phương đang quay để đánh quả cù của mình ra, sao cho hạ gục được quả cù đối phương và ngược lại.

Cách thứ hai: Cả hai người cùng một lúc đánh quả cù của mình ra, quả cù của ai trụ được lâu hơn thì thắng.

 Đối với kiểu chơi tập thể cũng có hai cách chơi trong đó:

Cách thứ nhất: Tất cả mọi  người cùng đứng tại vạch xuất phát, đồng loạt đánh các quả cù của mình ra, xem cù ai quay tít hơn, cù ai quay được tròn hơn và trụ được lâu hơn thì chủ của quả cù đó là người thắng cuộc.

Cách thứ hai: Tất cả mọi  người cùng đứng tại vạch xuất phát, một nửa số người chơi trong nhóm sẽ ném quả cù mình ra trước, nửa nhóm còn lại sẽ nhằm vào của đối phương cho chuẩn và ném quả cù mình ra đánh hạ gục cù của đối phương.

Ngày nay với sự phát triển và hội nhập mạnh mẽ của nền kinh tế, văn hóa khiến cho sự giao thoa và mai một văn hóa truyền thống của các dân tộc thiều số ngày càng sâu sắc. Một số  trò chơi dân gian truyền thống của các dân tộc thiểu số ngày càng ít xuất hiện hơn. Tuy nhiên người Hà Nhì tại tỉnh Điện Biên là một trong những dân tộc vẫn luôn ý thức được việc gìn giữ và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống, đặc biệt là những nét đẹp trong trò chơi dân gian độc đáo truyền thống của dân tộc mình cho các thế hệ con cháu mai sau. Đó là một trong các giá trị truyền thống cần được gìn giữ, bảo tồn và phát huy giá trị.


Đánh giá:

lượt đánh giá: , trung bình:



 Liên kết website
Thống kê: 10.313.021
Online: 53