Tỉnh
LuôngPraBăng nằm ở phía bắc của nước CHDCND Lào, cách thủ đô Viêng Chăn 400km,
có diện tích tự nhiên 16.875 km, dân số trên 400 ngàn người, được
thành lập cách đây trên 1.200 năm, là cố đô của quốc gia Lạn Xạng (vương quốc
Lào), gắn liền với tên tuổi của vua Fa Ngum. Giữa núi rừng heo hút, cố đô thanh
bình và hấp dẫn du khách bởi vẻ đẹp vừa tự nhiên vừa nguy nga lộng lẫy.
Tỉnh
LuôngPraBăng nằm ở phía bắc của nước CHDCND Lào, cách thủ đô Viêng Chăn 400km,
có diện tích tự nhiên 16.875 km2 , dân số trên 400 ngàn người, được
thành lập cách đây trên 1.200 năm, là cố đô của quốc gia Lạn Xạng (vương quốc
Lào), gắn liền với tên tuổi của vua Fa Ngum. Giữa núi rừng heo hút, cố đô thanh
bình và hấp dẫn du khách bởi vẻ đẹp vừa tự nhiên vừa nguy nga lộng lẫy.
Thành
phố LuôngPraBăng có nghĩa là Vàng Phật Lớn, là trung tâm tỉnh lỵ của tỉnh
LuôngPraBăng, có dân số trên 80 ngàn người. Thành phố nằm
bên bờ sông Mê Kông, nhiều năm liền được công nhận là một trong 10 điểm du lịch
tốt nhất thế giới. Thành phố có 316 cơ sở lưu trú du lịch với 3.400 phòng (trong đó 45 khách sạn, 260 nhà nghỉ, 11 khu
du lịch), 116 nhà hàng và 43 công ty lữ hành, trên 40 ngôi chùa cổ được xây dựng từ những triều đại khác nhau, mỗi
ngôi chùa là một công trình văn hóa có giá trị nghệ thuật cao. Những ngôi nhà
cổ bằng gỗ được thiết kế theo phong cách riêng rất đẹp, được sắp xếp trật tự
dọc theo các dãy phố nhỏ dài tạo nên vẻ xinh xắn và tĩnh mịch. LuôngPraBăng bắt đầu một ngày mới êm ả
thanh bình bằng nghi lễ khất thực lúc 5-6 giờ sáng. Các thầy tu trong bộ áo cà
sa màu vàng nghệ với những chiếc thố trên tay, bước chân trần lặng lẽ đi thành
hàng dài dọc phố để nhận xôi nếp, bánh trái, gạo, hoa quả từ hoạt động thiện
nghiệp của dân chúng phật tử.
Đến thăm LuôngPraBăng, du
khách nên tham quan một số địa điểm, công trình, di tích tiêu biểu sau:
Bảo tàng LuôngPraBăng: Bảo tàng LuôngPraBăng trước đây chính là Cung điện hoàng gia, do thực dân
Pháp xây dựng cho vua Sisavangvong (con đường chạy trước bảo tàng cũng được lấy
tên này) hồi đầu thế kỷ trước. Các đời vua sau đó cũng ở cung điện này, cho đến
năm 1975 quân giải phóng Lào tiếp quản và chuyển thành Bảo tàng.
Chùa
Xieng Thoong – chùa Vàng: chùa Xieng Thong là ngôi chùa quan trọng nhất ở LuôngPraBăng. Ngôi chùa được xây từ
thế kỷ 16, nằm ở ngã ba sông MêKông và sông Nậm Khan. Trước khi nhà nước quân
chủ bị lật đổ ở Lào, các vị vua thường tiến hành nghi lễ truyền ngôi tại ngôi
chùa này. Ngay phía sau chùa có Cây đời (tree of life) được khảm bằng thủy tinh
màu. Chùa còn là nơi để xe tang của Hoàng gia và bình đựng hài cốt của hầu hết
các vị vua sau khi hỏa táng.
Chùa
Phousi: chùa nằm trên đỉnh núi Phousi với 329 bậc thang
len lỏi giữa rừng Champa cổ thụ quanh năm ngát hương đời. Du khách thường lũ
lượt lên chùa để chờ xem những tia nắng cuối cùng trong ngày biến mất trên dòng
sông Mêkông hư ảo. Hoặc ngắm toàn cảnh cố đô độc đáo hòa quyện giữa kiến trúc
Âu Á đầu thế kỷ 20, ẩn mình giữa những vạt rừng già lặng lẽ.
Chùa
Visounarath: Chùa rất
giản dị và không cầu kỳ cả về kết cấu và màu sắc trang trí. Khi xưa chùa có rất
nhiều tượng Phật quý giá được cất giữ trong các ngôi tháp, tuy nhiên do thời
gian và sự tàn phá của mưa nắng nên các ngôi tháp đã trở nên đổ nát, những bức
tượng phật đều đã được chuyển về cất giữ ở Bảo tàng Hoàng cung.
Chùa Wat
Mai: Chùa tháp mạ vàng Wat Mai
là một trong những viên ngọc và là niềm kiêu hãnh của Luang Prabang với chiếc
mái đỏ 5 tầng được chạm trổ phù điêu cầu kỳ đặc sắc. Khách du lịch thường thích
đến Wat Mai vào khoảng 5g30 chiều để được nghe tiếng cầu kinh êm ả của các vị
sư tăng trong một không gian tĩnh tại.
Thác nước Kuang Si: nằm ở ngoại ô thành phố, đến đây du khách sẽ được
tắm mát ở thác nước dưới tán rừng già bao phủ, được đắm mình trong thiên nhiên
sơn thuỷ hữu tình.
Chợ
đêm LuôngPraBăng: nằm trên đường Sisavangvong, đây là nơi trưng bay, giới thiệu
và bán các mặt hàng thủ công mỹ nghệ tinh xảo, hàng thổ cẩm truyền thống
được làm từ những đôi tay tài hoa của người dân Lào.
Bunpimay
- Tết Năm mới của người Lào: hay còn gọi là Pi Mai, Pee Mai, Koud
Song Kane hay Bunhot Nậm, mang ý nghĩa đem lại sự mát mẻ, phồn vinh cho vạn
vật, ấm no hạnh phúc cho cuộc sống của mọi người dân Lào. Tết được tổ chức từ
ngày 13 đến ngày 16 tháng 4 dương lịch hàng năm. Đây là Tết theo Phật lịch vì ở Lào, đạo Phật từ lâu đã trở thành
quốc đạo. Tết Bunpimay diễn ra trong ba ngày. Ngày đầu tiên cũng là ngày cuối
cùng của năm cũ, người ta lau dọn sạch sẽ trong nhà ngoài ngõ. Ngày thứ hai
không được tính đến vì đó là giao thời giữa năm cũ và năm mới. Các hoạt động Lễ
hội bắt đầu vào ngày cuối cùng với nhiều hoạt động tưng bừng khắp nơi. Ngày
cuối cũng là ngày kết thúc tuần trăng. Trong ba ngày này người Lào được nghỉ,
không làm việc và cũng không có các hoạt động buôn bán. Nghi thức chính trong Tết
Bunpimay là tục té nước để cầu may, với mong muốn mang lại bình yên cho cả năm.
Tục lệ té nước trong ngày tết của Lào cũng có phần do thời tiết nóng bức (tháng
4 là thời điểm nóng nhất ở Lào). Trước khi té nước cho nhau, người ta thường
dành cho nhau những lời chúc tốt lành. Tắm phật là nghi thức tưới nước thơm lên
tượng Phật, là một hoạt động không thể thiếu trong dịp Tết Bunpimay. Trong ba
ngày Tết, các chùa được trang hoàng cờ hoa rực rỡ. Tượng Phật được rước ra đặt
ở sân để nguời dân thực hiện nghi lễ tắm Phật. Người Lào tin rằng hoạt động này
mang lại sự mát mẻ, phồn vinh cho vạn vật, thanh khiết hóa cuộc sống của con
người.
Phạm Văn
Thăng
Phòng Nghiệp vụ Du
lịch