Mỗi du khách đến với Điện Biên, ngoài hành trình thăm quần thể di tích nổi tiếng gắn với chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ thì không nên bỏ qua những trải nghiệm thú vị tại các
bản văn hóa du lịch – nơi chứa đựng
những nét văn hóa truyền thống đặc sắc của đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Điện
Biên. Một trong những bản văn hóa du lịch tiêu biểu, thu hút nhiều đối tượng
khách du lịch là bản văn hóa du lịch Him Lam 2 thuộc phường Him Lam, thành phố
Điện Biên Phủ. Đây là bản có truyền thống dân tộc Thái từ lâu đời với những phong
tục tập quán rất riêng mang đậm sắc màu Tây Bắc.
Mỗi du khách đến với Điện Biên, ngoài hành trình thăm quần thể di tích nổi tiếng gắn với chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ thì không nên bỏ qua những trải nghiệm thú vị tại các
bản văn hóa du lịch – nơi chứa đựng
những nét văn hóa truyền thống đặc sắc của đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Điện
Biên. Một trong những bản văn hóa du lịch tiêu biểu, thu hút nhiều đối tượng
khách du lịch là bản văn hóa du lịch Him Lam 2 thuộc phường Him Lam, thành phố
Điện Biên Phủ. Đây là bản có truyền thống dân tộc Thái từ lâu đời với những phong
tục tập quán rất riêng mang đậm sắc màu Tây Bắc.
Đáp chuyến xe từ Hà Nội lên Điện Biên, cách quốc lộ 279
khoảng 100m, băng qua một chiếc cầu treo bắc qua dòng Nậm Rốm trong mát và thơ
mộng, du khách bắt gặp một bản của người Thái được mang tên Him Lam 2, thuộc
phường Him Lam, thành phố Điện Biên Phủ. Người Thái thường gọi là “Hin Đăm”
nghĩa là viên đá đen quý của Ải Lậc Cậc. Sự tích kể rằng: một hôm Ải đi làm
đồng, khi qua một dòng suối vô tình đánh rơi viên đá xuống suối, Ải lấy chân gạt
bùn đất tìm viên đá, nhưng đất đá đã tụ thành một bãi đất. Bản Him Lam được
hình thành từ đó. Đến năm 1974, bản được tách ra thành 02 bản là Him Lam 1 và
Him Lam 2.
Bản Him Lam 2 nằm ở cửa ngõ của thành phố, dân cư chiếm
phần đa là dân tộc Thái (chủ yếu là người Thái đen) sinh sống từ lâu đời. Bản có
tới 98% là đồng bào Thái, còn lại là một số hộ gia đình người Kinh cùng sinh
sống. Do đó, bản mang dấu ấn của dân tộc Thái một cách sâu sắc. Tại đây, chiếm
96% là nhà sàn mang đậm bản sắc văn hóa của người Thái đen vùng Tây Bắc. Đời
sống kinh tế chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp, trồng trọt và chăn nuôi. Người
dân bản Him Lam 2 có tiếng nói, phong tục tập quán riêng; có vốn văn hóa đậm đà
bản sắc dân tộc được lưu giữ đến tận ngày nay qua các làn điệu dân ca, dân vũ,
nhạc cụ, trò chơi dân gian, lễ hội truyền thống, trang phục, nghề truyền thống...
Đây là điều kiện quan trọng và thuận lợi
cho sự phát triển, bảo tồn, lưu giữ văn hóa của bản.
Bản là nơi dòng sông Nậm Rốm chảy qua với chiếc cầu treo
cong cong tạo dáng hoà cùng những nếp nhà sàn duyên dáng đã nên một bức tranh
phong cảnh êm đềm, thực sự khác biệt mà không phải nơi đâu cũng có, làm hấp dẫn
du khách khi đến nơi đây. Không chỉ có vậy, bản còn để lại dấu ấn trong lòng du
khách bởi cư dân bản địa vẫn còn lưu giữ được nếp sinh hoạt truyền thống đậm đà
bản sắc của dân tộc Thái. Du khách có
thể bắt gặp tại đây nếp tóc “tằng cẩu” (là cách búi tóc của người phụ nữ đã lập
gia đình) vun cao, hay ngẩn ngơ bởi vẻ đẹp đầy chất thơ của áo cóm, khăn piêu,
xà tích... Trong những năm gần đây, nhằm
góp phần bảo tồn nền văn hóa truyền thống, đặc biệt là bảo tồn dân ca, dân vũ
đồng thời phát huy giá trị của văn hóa trong phát triển du lịch cộng đồng, bản
đã xây dựng các đội văn nghệ cũng như tiến hành tổ chức cho các nghệ nhân biểu
diễn, truyền dạy các loại hình nghệ thuật dân gian. Các đội văn nghệ, các nghệ
nhân luôn sẵn sàng phục vụ, giao lưu văn hóa với du khách ngay tại bản với nhiều
hình thức biểu diễn phong phú như thổi Pí pặp, hát dân ca Thái, múa xòe...
Bên cạnh đó, bản văn hóa du lịch Him Lam 2 còn hấp dẫn du
khách vì cho đến nay, bản vẫn lưu giữ và tổ chức thường xuyên các lễ hội dân
tộc truyền thống của mình như hội Hạn khuống, lễ mừng cơm mới, ngày hội đoàn
kết toàn dân và các ngày lễ, tết âm lịch hàng năm. Các ngày lễ, hội thường được
tổ chức tại nhà văn hóa của bản và diễn ra trong không khí rất sôi nổi, được
nhân dân trong bản hưởng ứng, tham gia nhiệt tình.
Đến với bản văn hóa du lịch Him lam 2 du khách không
những được giao lưu văn nghệ, nghe hát dân ca Thái, chơi những trò chơi dân
gian và dạo quanh bản ngắm nhìn những nếp nhà sàn duyên dáng hòa cùng với dòng
sông Nậm Rốm trong mát mà du khách còn được thưởng thức các món ăn dân tộc do
chính bàn tay của những đầu bếp là những người con sinh ra và lớn lên tại bản chế
biến, nấu nướng phục vụ du khách. Các món ăn đặc thù, làm hấp dẫn thực khách
nhất là: Cá nướng, thịt xiên nướng, xôi ngũ sắc, xôi nếp nương…
Tất cả
những nét đẹp đó đã phô diễn một bức tranh đẹp, đậm đà sắc thái dân tộc vùng
cao của một bản văn hóa du lịch và để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng du khách
khi bước chân đến nơi đây.
Bài, ảnh: Cao Thị
Kim Thoa
Phòng Văn hóa và Thông tin thành phố