Trong chuyến công tác mới đây tôi có dịp về huyện Tủa Chùa của
tỉnh Điện Biên và ở đây tôi đã có những trải nghiệm thật bất ngờ và cuốn hút
bởi phong cảnh nơi đây thật hữu tình, thơ mộng cùng với những sản
vật đặc trưng mà tôi đã thưởng thức như rượu Mông Pê, dê núi đá, cá sông
Đà, gà chạy bộ, chè cổ thụ,… Nhưng có lẽ điều đặc biệt nhất làm tôi không thể
quên khi về Tủa Chùa đó chính là hai chợ phiên nhiều màu sắc và hấp dẫn: chợ
phiên Xá Nhè và chợ phiên Tả Sìn Thàng.
Trong chuyến công tác mới đây tôi có dịp về huyện Tủa Chùa của
tỉnh Điện Biên và ở đây tôi đã có những trải nghiệm thật bất ngờ và cuốn hút
bởi phong cảnh nơi đây thật hữu tình, thơ mộng cùng với những sản
vật đặc trưng mà tôi đã thưởng thức như rượu Mông Pê, dê núi đá, cá sông
Đà, gà chạy bộ, chè cổ thụ,… Nhưng có lẽ điều đặc biệt nhất làm tôi không thể
quên khi về Tủa Chùa đó chính là hai chợ phiên nhiều màu sắc và hấp dẫn: chợ
phiên Xá Nhè và chợ phiên Tả Sìn Thàng.
Có
thể nói chợ phiên Xá Nhè và chợ phiên Tả Sìn Thàng đang là một điểm du lịch vô
cùng lý tưởng với tất cả du khách trong và ngoài nước. Bởi đến đây, du khách
được tìm hiểu phong tục tập quán, trang phục, nét sinh hoạt và được sống trong
bầu không khí trong lành và đầy thân thiện của dân bản địa.
Chợ phiên Xá
Nhè và Chợ phiên Tả Sìn Thàng được tổ chức 6 ngày họp 1 lần nhưng mỗi chợ được
tổ chức vào những ngày khác nhau. Chợ phiên Xá Nhè họp chợ vào ngày con gà và
con mèo (ngày Dậu, ngày Mão). Chợ họp ở trung tâm xã Xá Nhè, cách thị trấn Tủa
Chùa 15km. Chợ Xá Nhè mới được thành lập cách đây vài năm. Khác với chợ Xá Nhè
thì chợ Tả Sìn Thàng họp ở thung lũng Tả Sìn Thàng, có từ thời Pháp thuộc, chợ
họp vào các ngày con chuột và con ngựa (ngày Tý, Ngọ). Hai chợ phiên như những
ngày hội đặc sắc của đất và người nơi đây.
Khách du lịch sẽ rất
ấn tượng khi được ngắm nhìn bức tranh sống động nhất về trang phục đặc sắc của
các dân tộc ở chợ phiên bởi sự đa sắc của những chiếc váy xòe người Mông, bởi màu
đỏ của dân tộc Mông đỏ, màu trắng của dân tộc Mông trắng, khăn áo ngũ sắc
truyền thống của người Dao, cùng với những chiếc thắt lưng điệu đà, áo màu xanh
lá cây, giày khâu màu đỏ của người Xạ Phang ,... Tất cả đã tạo nên một bức
tranh đầy
màu sắc vô cùng đẹp mắt. Không chỉ vậy, từng nét hoa văn, họa tiết trang trí
trên trang phục của đồng bào dân tộc ở đây vô cùng tinh xảo, cầu kỳ, màu sắc
kết hợp hài hòa tạo nét riêng cho mỗi dân tộc, có dân tộc thì dùng họa tiết
hình gấu, hình chó, có dân tộc dùng hoa văn hình con thoi, hình hoa thị, nào
thì hình con ốc, hình vuông, hình quả trám, hình chữ T,... Đây thực sự là một
điểm lý tưởng cho những du khách thích khám phá, tìm hiểu trang phục của các
đồng bào.
Đến
phiên chợ, du khách còn có thể dạo quanh chợ và mua những sản vật đặc trưng “cây
nhà lá vườn”. Những sản vật này đều do những người dân trong vùng tự sản xuất
như: lợn, gà, măng khô, mộc nhĩ, nấm hương, mật ong,
những mớ rau củ, sọt đỗ tương,... Đến chợ không mua chỉ thưởng thức thôi
cũng đã “đầy túi” rồi. Người dân nơi đây rất thân thiện, chất phát, họ ít khi
mặc cả, thích bán thì bán, thích mua thì mua chứ không kỳ kèo bớt một thêm hai.
Khi đã thấm mệt, du khách sẽ dừng lại ở quán nhỏ nào đó và thưởng
thức thắng cố cùng rượu Mông Pê. Rượu Mông Pê là một loại rượu nổi tiếng của
vùng được chưng cất từ hạt ngô ủ men lá, rượu rất thơm, nồng mà dịu, mạnh mà
không choáng khiến người uống lúc nào cũng lâng lâng, say mà vẫn tỉnh, tỉnh mà
vẫn say.
Chợ phiên ở đây khác hẳn với chợ ở miền
xuôi của người Kinh. Bởi chợ không chỉ
là nơi mua bán, tụ họp mà còn là ngày hội thực sự đối với người dân nơi đây. Đi
chợ là đi chơi, là giao lưu, chọn bạn đời nên không ai tất bật, vội vã. Các
chàng trai giắt lưng chiếc sáo, chiếc khèn để tìm cơ hội gửi gắm lòng mình tới
người thương. Các cô gái đeo lu cở, tay xe lanh thoăn thoắt ra dáng đảm đang,
khéo léo,… Rồi họ gặp gỡ làm quen, mến nhau thì hẹn phiên chợ tới, nhiều đôi nên
nghĩa vợ chồng. Đàn ông có gia đình lại có thú vui khác, họ kéo bạn bè vào quán
lá với vài món đơn sơ, vui ngả nghiêng với men rượu ngô thơm lan tỏa và cao
hứng hát hò, thổi khèn, múa lượn,… Các chị em thì túm năm, tụm ba trò chuyện
hay cùng nhau trao đổi hàng hóa bên sạp hàng.
Chợ
họp từ sáng sớm nhưng đông nhất lại là tầm 11-12h trưa. Chỗ này người Kinh mua
các sản vật địa phương, chỗ kia người Mông trú tụm bên chai, lọ, kim chỉ, bên
kia là hàng xôi 7 màu, mùi thơm của chảo thắng cố sôi sùng sục, góc bên này lại
bày các loại bánh đặc trưng của đồng bào. Tất cả những mảnh ghép đơn giản ấy đã
tạo nên một không khí nhộn nhịp, sống động xua tan đi bầu không khí yên ả của
vùng núi rừng Tây Bắc. Khi ra về, trên khuôn mặt của bà con luôn nở nụ cười
tươi sáng. Chợ phiên Xá Nhè và chợ phiên Tả Sìn Thàng là nơi người dân bản địa giao lưu, trao đổi
hàng hóa, gửi gắm tình cảm nhưng nơi đây còn được biết đến như một điểm hẹn của
khách thập phương sau hành trình vạn dặm về Tủa Chùa để đắm chìm vào những cảnh
sôi động nhiều màu sắc lạ mắt gây phấn chấn. Để được gặp gỡ, trò chuyện với đồng
bào đầy chan hòa, thân thiện và thưởng thức những đặc sản của đồng bào nơi đây.
Nguyễn Thảo
Trung tâm Xúc tiến Du lịch