- Đầu tháng 3/2013, Ban Quản lý dự án di tích Điện Biên Phủ kết hợp với Tổng công ty Đầu tư và Phát triển nhà Hà Nội (HANDICO) khởi công xây dựng Công trình “Mái che hiện vật ngoài trời” khu di tích lịch sử Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên - giai đoạn 2. Trong giai đoạn này, Tổng công ty  đầu tư và phát triển nhà Hà Nội đã đầu tư kính phí để xây dựng nhà mái che cho 2 hạng mục: Hầm De Castries và bãi pháo 155mm.

- Đầu tháng 3/2013, Ban Quản lý dự án di tích Điện Biên Phủ kết hợp với Tổng công ty Đầu tư và Phát triển nhà Hà Nội (HANDICO) khởi công xây dựng Công trình “Mái che hiện vật ngoài trời” khu di tích lịch sử Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên - giai đoạn 2. Trong giai đoạn này, Tổng công ty  đầu tư và phát triển nhà Hà Nội đã đầu tư kính phí để xây dựng nhà mái che cho 2 hạng mục: Hầm De Castries và bãi pháo 155mm.


Trong quá trình thi công công trình nhà mái che cho di tích Hầm De Castrie, đơn vị thi công đã phát hiện một số hiện vật nằm trong lòng đất có liên quan đến chiến dịch Điện Biên Phủ. Sau khi phát hiện được, đơn vị thi công đã kịp thời thông báo cho Bảo tàng Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ - Đơn vị trực tiếp quản lý di tích, Bảo tàng Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ đã cử cán bộ nghiệp vụ cùng với đơn vị thi công phối kết hợp giám sát và tiến hành thu thập tất cả những hiện vật đưa về bảo tàng để làm hiện vật phục vụ cho công tác nghiên cứu, trưng bày và tuyên truyền.

Nhân viên Bảo tàng CTLSĐBP xử lý hiện vật

Các hiện vật tìm được chủ yếu là những nguyên vật liệu dùng để xây dựng Hầm De Castrie như: tấm ghi sắt, thanh sắt hình chữ V, đinh bù loong và một số loại đạn dùng để bảo vệ hầm De Castries. Đặc biệt đã phát hiện được một thùng đạn K54, mặc dù vỏ thùng đã bị mục nát nhưng những hộp đạn nhỏ vẫn còn nguyên vẹn.

****

- Thực hiện chỉ đạo của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Điện Biên về việc tuyên truyền chủ quyền của Việt Nam đối với 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa trên địa bàn tỉnh Điện Biên. Bảo tàng Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ đã tiến hành trưng bày các tấm bản đồ khẳng định chủ quyền Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa tại 4 điểm di tích: Di tích Hầm De Castries, di tích Đồi A1, Di tích đồi D1 và tại Bảo tàng Chiến thắng Điện Biên Phủ.

Bốn tấm bản đồ được trưng bày là: Đại Nam nhất thống toàn đồ (năm 1834), An Nam đại quốc họa đồ (năm 1838), Hoàng triều trực tỉnh địa dư toàn đồ (năm 1904) và bản đồ các đài khí tượng Đông Dương (năm 1940). Trên các bản đồ đều ghi rõ cực Nam của Trung Quốc chỉ đến đảo Hải Nam và quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là thuộc chủ quyền lãnh thổ của Việt Nam.


04 tấm bàn đồ chủ quyền biển đảo Việt Nam được trưng bày tại Bảo tàng

Tính đến hết tháng 02 năm 2013, cùng với các điểm di tích, việc trưng bày bản đồ chủ quyền biển đảo Việt Nam đã đón tiếp 26.992 lượt khách tham quan trong đó có hơn 1.300 là khách nước ngoài. Trong quá trình tham quan, khách du lịch còn được giới thiệu, phổ biến về 04 loại bản đồ khẳng định chủ quyền biển của Việt Nam đối với hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa, phản bác yêu sách "đường lưỡi bò" của Trung Quốc đồng thời cũng thấy rõ được bản chất về yêu sách chủ quyền biển, đảo phi lý của Trung Quốc cũng như những thông tin, tuyên truyền sai sự thật từ phía Trung Quốc về vấn đề biển Đông thời gian qua. Đặc biệt đối với những khách nước ngoài đều bày tỏ quan điểm ủng hộ Việt Nam trong vấn đề này.

Hà Trình

Bảo tàng Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ


Đánh giá:

lượt đánh giá: , trung bình:



 Liên kết website
 Bình chọn
Đánh giá mức độ hữu ích của trang thông tin điện tử
135 người đã bình chọn
Thống kê: 289.007
Online: 174