Sông Nậm Rốm chảy từ phía bắc lòng chảo Điện Biên chảy qua Thành phố Điện Biên Phủ đến huyện Điện Biên rồi chảy sang Lào hòa vào dòng sông Mê Kông. Theo tiếng Thái  nghĩa là "nước",  nghĩa là "cây lát", tức là dòng sông bắt nguồn từ cây gỗ lát.

Sông Nậm Rốm chảy từ phía bắc lòng chảo Điện Biên chảy qua Thành phố Điện Biên Phủ đến huyện Điện Biên rồi chảy sang Lào hòa vào dòng sông Mê Kông. Theo tiếng Thái Nặm nghĩa là "nước", Rôm nghĩa là "cây lát", tức là dòng sông bắt nguồn từ cây gỗ lát.

Theo sự chỉ đạo của khu ủy, khu tự trị Tây Bắc, đồng chí Hoàng Tinh (Khu ủy viên) được giao nhiệm vụ làm chỉ huy trưởng công trình đại thủy nông Nậm Rốm, đồng chí Trần Độ (nguyên thiếu tá quân đội) là chỉ huy phó. Nghe theo tiếng gọi của Đảng, hơn 2000 thanh niên các tỉnh, thành: Hà Nội, Hưng Yên, Thái Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Hải Dương,... đã xung phong lên Lai Châu xây dựng công trình này. Lực lượng tham gia xây dựng công trình được chia làm 9 đội, phụ trách từng hạng mục, cung đoạn khác nhau.

Thực hiện cuộc vận động "Đoàn kết quân dân, đông xuân thắng Mỹ", Đảng ủy công trình đại thủy nông Nậm Rốm đã phát động đợt thi đua "Quyết tâm đưa nước về đồng ruộng, mùa đông thắng Mỹ". Sau hơn 02 năm xây dựng, dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Tỉnh ủy, Ủy ban hành chính tỉnh và sự cố gắng của tập thể cán bộ công nhân viên công trình, ngày 25 - 12 - 1965, công trình đập đầu mối và kênh tả đã cơ bản hoàn thành với khối lượng công việc đào đắp 283.000 m3 đất đá, làm xong 12 km kênh tả, 07 cầu máng, 04 đường tràn, 07 đường ôtô đi qua, đổ 1.752 m3 bê tông cốt thép và bê tông thường, xây 4.747 m3 đá các loại. Công trình được làm hoàn toàn bằng sức người là chính bởi ngày đó chưa có máy xúc hay máy ủi. Với thành tích trên, công trình đã đươc Bộ Thủy lợi tặng cờ "Công trình xuất sắc nhất các công trình miền núi".

Trong chiến tranh phá hoại bằng không quân, giặc Mỹ đã ném hàng trăm tấn bom nhằm hủy diệt công trình thủy lợi của ta, làm cho 18 cán bộ công nhân hy sinh. Vượt qua những khó khăn và sự phá hoại của kẻ thù, công trình đã được hoàn thành bằng công sức và một phần xương máu của thế hệ cha anh đổ xuống. Công trình thủy lợi này đã góp phần đưa năng suất và tổng sản lượng nông nghiệp Điện Biên ngày một nâng lên cao.

 Năm 1963 khi đến thăm công trình thủy nông Nậm Rốm, để ca ngợi sức mạnh và tinh thần đoàn kết của nhân dân ta, nhà thơ Tố Hữu đã tặng anh em chiến sỹ những vần thơ mộc mạc:

                            "Xuân sang hoa nở bốn mùa

                            Dòng sông Nậm Rốm đã thua sức người

                            Sức ta đào núi vá trời

                            Sức ta đưa lại cuộc đời ấm no

                            Ấm no không phải trời cho

                            Người làm ra nước sức to hơn trời."

Đây là công trình thủy lợi lớn thứ hai sau công trình thủy lợi Đại thủy nông Bắc - Hưng - Hải vùng đồng bằng Bắc Bộ trong những năm xây dựng chủ nghĩa xã hội miền Bắc nước ta. Công trình đại thủy nông Nậm Rốm không những có giá trị kinh tế, mà còn chứa đựng những giá trị nhân văn sâu sắc, góp phần giáo dục thế hệ trẻ tinh thần vượt khó, biết trân trọng những thành quả cách mạng cha ông đã để lại cho chúng ta, giáo dục truyền thống yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, tinh thần anh dũng kiên cường, đoàn kết giữa các dân tộc không chịu khuất phục thiên nhiên, không chịu cúi đầu trước kẻ thù xâm lược, luôn cùng nhau đồng lòng, đồng sức, bền gan chắc chí, xây dựng bảo vệ đất nước ngày càng phồn vinh giàu đẹp.

                                                                              

Minh Chiến

Bảo tàng tỉnh


Đánh giá:

lượt đánh giá: , trung bình:



 Liên kết website
 Bình chọn
Đánh giá mức độ hữu ích của trang thông tin điện tử
135 người đã bình chọn
Thống kê: 298.843
Online: 117