Trong chiến tranh, địa danh Điện Biên Phủ đã trở thành một hình tượng sáng chói của chủ nghĩa anh hùng cách mạng, của ý chí bất khuất không chịu khuất phục trước bạo tàn. Điện Biên Phủ giúp cho các dân tộc thuộc địa hãnh diện ngẩng cao đầu, là tiếng chuông báo trước sự thất bại của chủ nghĩa thực dân cũ trên toàn thế giới. Địa danh Điện Biên Phủ đã trở thành "biểu tượng" của chiến thắng và hoà bình.

Trong chiến tranh, địa danh Điện Biên Phủ đã trở thành một hình tượng sáng chói của chủ nghĩa anh hùng cách mạng, của ý chí bất khuất không chịu khuất phục trước bạo tàn. Điện Biên Phủ giúp cho các dân tộc thuộc địa hãnh diện ngẩng cao đầu, là tiếng chuông báo trước sự thất bại của chủ nghĩa thực dân cũ trên toàn thế giới. Địa danh Điện Biên Phủ đã trở thành "biểu tượng" của chiến thắng và hoà bình.


Chiến tranh đi qua, trong công cuộc dựng xây đất nước theo cơ chế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, Đảng và Nhà nước ta xác định phát triển kinh tế đất nước ngày một lớn mạnh để một Việt Nam ngoan cường trong chiến đấu và cũng rất anh hùng trong lao động sản xuất. Ngành du lịch -ngành công nghiệp không khói được coi là ngành kinh tế mũi nhọn giúp nước ta thoát khỏi đói nghèo, lạc hậu. Trong đó, việc xây dựng "thương hiệu" để quảng bá và giới thiệu Việt Nam đến tất cả mọi người, mọi nơi là việc làm hết sức quan trọng.

Trong chiến tranh địa danh Điện Biên Phủ là biểu tượng của chiến thắng và hoà bình. Ngày nay, trong nền kinh tế thị trường địa danh này vẫn có sức cuốn hút lạ kỳ, có thể nói "biểu tượng" của thời chiến tranh đã trở thành "thương hiệu" hấp dẫn trong nền kinh tế thị trường, có sức lay động rất mạnh mẽ.

Nhưng một điểm đến không thể tạo dấu ấn du lịch riêng và làm hài lòng tất cả các du khách. Để phát triển ngành du lịch một cách bền vững, việc xây dựng nhiều điểm đến để thu hút khách du lịch là hết sức cần thiết để tạo ra sự đa dạng, phong phú và nhiều lựa chọn phù hợp với sở thích và yêu cầu ngày càng cao của khách du lịch.

Trong bài viết này chúng tôi xin giới thiệu bản Uva - vùng đất thiêng trong tâm thức của người Thái - nơi chứa đựng rất nhiều giá trị về văn hoá, lịch sử, khảo cổ rất cần được quan tâm đầu tư xây dựng để quảng bá, giới thiệu thành "thương hiệu" đặc trưng của mảnh đất lịch sử này.

Uva nằm ở xã Noong Luống, huyện Điện Biên. Nơi đây được người dân địa phương và du khách bốn phương biết đến bởi có suối nước nóng Uva mới được đầu tư xây dựng để phục vụ kỷ niệm năm du lịch Điện Biên Phủ 2004. Với cảnh sắc non nước hữu tình, trên núi, dưới hồ, không khí trong lành, dễ chịu, con người hiền hoà, thuần phác, đặc biệt là vẻ đẹp dịu dàng, thanh tú rất đặc trưng của các thiếu nữ nơi đây đã làm đắm say những du khách khó tính nhất.

Bản Uva là nơi sinh sống của nhiều dân tộc anh em, trong đó dân tộc Thái chiếm đa số. Trong tâm thức của người Thái (trong đó có rất nhiều người Thái ở các nước Đông Nam Á) có một niềm tin khi họ mất linh hồn sẽ bay về trời, linh hồn chỉ có thể bay được về trời nếu biết lần theo dòng Nậm Hu tìm đến cánh đồng Điện Biên.

Trong tâm thức của dân tộc Thái nói chung thì Điện Biên từ bao đời nay là một chốn thiêng liêng, với họ là một thánh địa. Nếu nói Điện Biên là một thánh địa thì có thể coi Uva là nơi linh thiêng trong thánh địa ấy, bởi theo rất nhiều truyền thuyết thì Uva có sợi dây Khau Cát nơi giao thoa, nối liền giữa trời với đất, từ đây linh hồn con người có thể bay được về trời.

Cũng tại nơi đây, có 3 ngọn núi nằm sát nhau là núi Nàng Nòn (núi nàng ngủ), núi Tạo Nòn (núi Tạo ngủ) và núi Pú Huổi Chọn (núi Suối Chọn) trong lịch sử chính là trung tâm của Thành Tam Vạn do các chúa Lự xây dựng. Cách hồ khảng 1km có một quả đồi rất đẹp đồi Pom Lót nơi các chúa Lự đóng. đó có chùa phật gọi là Vat Bua Hôm. Giữa đồi Pom Lót và hồ Uva có một bãi đất rộng là nơi tụ họp của nhân dân trong thành vào các ngày tế lễ, hội hè...1

Về góc độ khảo cổ học, trong quá trình lao động sản xuất, xây dựng và nghiên cứu, người dân địa phương và các nhà khảo cổ học, các nhà chuyên môn đã tìm thấy rất nhiều đồ  dùng sinh hoạt, sành, sứ, đồ gốm, trống đồng, vật trang trí sức hết sức tinh xảo... Nhiều tầng lớp, lớp văn hoá này chồng lên lớp văn hoá kia, qua phân tích vật dụng và hoa văn, các nhà chuyên môn còn phát hiện thấy rất nhiều hiện vật khảo cổ có xuất từ các nước Thái Lan, Lào, Trung Quốc... Sự giao thoa văn hoá thể hiện khá rõ nét trong trang trí hoa văn. Nó minh chứng nơi đây đã từng tồn tại một nền kinh tế phát triển rất sớm, qua nhiều thế hệ và một nền kinh tế đã bắt đầu có sự giao lưu với các nước trong khu vực.

Theo chúng tôi lý giải thì bản Uva nằm gần ngã ba sông Nậm Rốm và Nậm Núa, gần biên giới Việt - Lào, ngày xưa  giao thông đi lại chủ yếu trên sông nước nên gần sông lớn là một lợi thế rất lớn cho thông thương, đi lại buôn bán. Do vậy Uva rất có thể là nơi tập kết hàng hoá của Điện Biên nói riêng và vùng rừng núi Tây Bắc nói chung, để từ đây hàng hoá được luân chuyển đi các nơi.

Uva chứa đựng trong mình rất nhiều giá trị văn hoá, lịch sử, khảo cổ học mặc dù đã có sự quan tâm đầu tư nhưng thật sự chưa tương xứng với tiềm năng. Hiện nay, suối khoáng nóng U va đã được đầu tư xây dựng nhưng thực sự hệ thống hạ tầng đến Uva vẫn chưa được hoàn chỉnh. Tuyến đường giao thông dẫn vào khu du lịch này đã xuống cấp gây khó khăn cho quá trình đi lại của du khách. Các công trình xây dựng khác tạo tính liên hoàn vẫn chưa được đầu tư xây dựng, đặc biệt là các công trình tạo dấu ấn thiêng để tạo ra dấu ấn riêng trong việc thu hút khách du lịch trong và ngoài nước đặc biệt là khách du lịch từ vùng Đông Nam Á qua từ các tỉnh Đông Bắc Thái Lan và các tỉnh Bắc Lào qua cửa khẩu Tây Trang Điện Biên (Việt Nam).

Hiện nay chính sách đầu tư vào du lịch của tỉnh đã có những thông thoáng và ưu đãi việc xây dựng Uva thành điểm đến mới, một điểm đến hấp dẫn du khách bốn phương đến với mảnh đất lịch sử, góp phần vào sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá tỉnh nhà rất cần sự quan tâm đầu tư đúng hướng của các doanh nghiệp, những nhà đầu tư để nâng tầm và đánh thức giá trị của khu vực linh thiêng này.

Nhưng hơn hết và trước mắt việc phải làm đó là trong quá trình khai quật thì di chỉ khảo cổ học này chưa được khai quật trên quy mô lớn. Trước đây việc thực hiện khai quật chỉ đào thám sát nên chưa thấy hết được giá trị khảo cổ học và văn hóa của di chỉ này, do vậy ngành chức năng cần sớm xây dựng đề án khai quật trên quy mô lớn trình UBND tỉnh phê duyệt. Từ đó khẳng định rõ ràng hơn vị thế của vùng đất thiêng và đưa ra cách thức bảo tồn và kết hợp hài hòa giữa phát triển du lịch và văn hóa nhằm khai thác một cách trọn vẹn nhất để bảo vệ di chỉ khảo cổ học quan trọng này.

Cao Mỗ

1. Theo Điện Biên trong lịch sử của  "Đặng Nghiêm Vạn- Đinh Xuân Lâm" 


Đánh giá:

lượt đánh giá: , trung bình:



 Liên kết website
 Bình chọn
Đánh giá mức độ hữu ích của trang thông tin điện tử
135 người đã bình chọn
Thống kê: 295.581
Online: 81