Từ thành phố Điện Biên Phủ theo quốc lộ 279 về phía nam, đến ngã ba Pom Lót rẽ tay trái đi đến Na Sang, vượt qua dốc Keo Lôm, qua Suối Lư rồi thẳng đường đến bản Mường Luân khoảng 90 km là đến công trình tháp Mường Luân.

Từ thành phố Điện Biên Phủ theo quốc lộ 279 về phía nam, đến ngã ba Pom Lót rẽ tay trái đi đến Na Sang, vượt qua dốc Keo Lôm, qua Suối Lư rồi thẳng đường đến bản Mường Luân khoảng 90 km là đến công trình tháp Mường Luân.


Tháp Mường Luân thuộc địa phận bản Mường Luân, xã Mường Luân huyện Điện Biên Đông, tỉnh Điện Biên. Tháp còn gọi là “Thát” được dng trước một ngôi chùa nhỏ có tên là vát. Tháp Mường Luân được dựng ngay đầu bản dưới chân núi HuaTa (núi đầu nguồn). Tháp kiến trúc theo hình vuông dưới to, trên nhỏ dần, bệ tháp cao 1m, mỗi cạnh là 5,50m, xung quanh không trang trí hoa văn, được trát một lớp vữa từ dưới lên tạo thành một tòa sen cách điệu, có 6 lớp chồng lên nhau đội lấy cả tòa tháp. Toàn bộ tháp Mường Luân cao 15m được bố cục trang trí thành hai phần. Phần thân tháp từ bệ trở lên có nhiều bệ tròn vai được làm nhẵn, chồng lên nhau kết hợp với những đường nét hoa văn khắc chìm, khắc nổi thể hiện bằng những hình chim cách điệu, hình hoa lá được bố cục hài hòa. Trong phần một nổi bật nhất là hình rồng được đắp nổi chạy quanh thân cây tháp, tạo thành hình số 8 kép. Bốn mặt của tháp đều thể hiện năm cặp rồng tạo cho cây tháp một dáng vẻ bề thế, vừa vững chãi, vừa có độ bền chắc khỏe.

Phần thứ hai của cây tháp có hai tầng và một ngọn tháp. Các mặt của mỗi tầng không trang trí hoa văn được trát vữa, vôi cát và mật mía. Mỗi phần xây phình to ở giữa, hai đầu thóp lại giống như hình quả trám. Ở giữa phần tiếp giáp của mỗi tầng được trang trí hoa văn và các họa tiết được làm sẵn bằng đất nung như đầu chim, hình cánh sen, hình lá đề, lá nhọn và hình mặt trời. Các họa tiết trang trí được kết nối với nhau tạo thành một đ án trang trí hài hòa, bố cục chặt chẽ. Bên trong các cánh sen, lưỡi mác có gắn những mảnh gương nhỏ. Đặc biệt hình mặt trời có gắn ở giữa bốn mặt tháp cũng được gắn gương để mỗi khi ánh mặt trời chiếu vào tháp tỏa ánh hòa quang ra cả bốn phương. Giữa tầng hai và ngọn tháp cũng được thể hiện trang trí như tầng một và tầng hai nhưng chỉ khác nhau là thu nhỏ để tạo nên vẻ đẹp nhẹ nhàng, mềm mại.Màu đất nung của các họa tiết trang trí đỏ tươi, xen lẫn với màu xám trắng, xám nâu và xám đen tạo cho tháp thêm cổ kính, ni bật trên nền xanh thẫm của núi Tây Bắc.

Tháp Mường Luân như một cô gái duyên dáng, dịu hiền đứng lặng lẽ soi mình trên dòng sông Mã trong xanh. Việc xây dựng tháp Mường Luân còn thể hiện tình hữu nghị Việt - Lào gắn bó keo sơn từ lâu đời. Ngày nay, tình đoàn kết ấy vẫn được giữ vững như Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định:

“Việt Lào hai nước chúng ta

Tình sâu hơn nước Hồng Hà - Cửu Long”

Tháp Mường Luân là di tích kiến trúc nghệ thuật ở Điện Biên đến nay đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận xếp hạng di tích quốc gia.

Bài: L.H

Ảnh: Minh Thư


Đánh giá:

lượt đánh giá: , trung bình:



 Liên kết website
 Bình chọn
Đánh giá mức độ hữu ích của trang thông tin điện tử
135 người đã bình chọn
Thống kê: 295.865
Online: 81