Điện Biên có một kho tàng di sản văn hóa phong phú và đầy đủ các loại hình về di tích bao gồm: Di tích lịch sử, di tích kiến trúc nghệ thuật, di tích khảo cổ, danh lam thắng cảnh. Hiện nay tỉnh đã có 5 di tích lịch sử - văn hóa được xếp hạng cấp quốc gia, đó là: Quần thể Di tích Chiến trường Điện Biên Phủ, di tích lịch sử thành Bản Phủ, di tích kiến trúc nghệ thuật tháp Mường Luân, di tích kiến trúc nghệ thuật thành Sam Mứn, di tích danh lam thắng cảnh động Pa Thơm và 2 di tích được xếp hạng cấp tỉnh, gồm: Di tích nhà tù Lai Châu - thị xã Mường Lay và khu di tích lịch sử cách mạng Pú Nhung - xã Pú Nhung - huyện Tuần Giáo.

Điện Biên có một kho tàng di sản văn hóa phong phú và đầy đủ các loại hình về di tích bao gồm: Di tích lịch sử, di tích kiến trúc nghệ thuật, di tích khảo cổ, danh lam thắng cảnh. Hiện nay tỉnh đã có 5 di tích lịch sử - văn hóa được xếp hạng cấp quốc gia, đó là: Quần thể Di tích Chiến trường Điện Biên Phủ, di tích lịch sử thành Bản Phủ, di tích kiến trúc nghệ thuật tháp Mường Luân, di tích kiến trúc nghệ thuật thành Sam Mứn, di tích danh lam thắng cảnh động Pa Thơm và 2 di tích được xếp hạng cấp tỉnh, gồm: Di tích nhà tù Lai Châu - thị xã Mường Lay và khu di tích lịch sử cách mạng Pú Nhung - xã Pú Nhung - huyện Tuần Giáo.

Tình trạng các di vật đã được thống kê, đăng ký và đưa vào nội dung chương trình bảo vệ theo đúng pháp luật và chính sách hiện hành của Nhà nước. Di sản văn hóa phi vật thể là sản phẩm tinh thần gắn với cộng đồng hoặc cá nhân, vật thể và không gian văn hóa liên quan, có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, thể hiện bản sắc của cộng đồng, không ngừng được tái tạo và được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác bằng truyền miệng, truyền nghề, trình diễn và các hình thức khác.

Mỗi dân tộc có những luật tục quy định riêng rất đa dạng như: quy định đồ dùng trong gia đình; vị trí nơi ăn, ngủ trong nhà; những điều kiêng kị của gia đình, của bản; những luật tục răn dạy con cái đều có quy định chặt chẽ, mang đậm nét gắn kết cộng đồng, gắn kết các thành viên trong gia đình. Hiện nay, nhiều phong tục tập quán vẫn được duy trì và đã đưa vào hương ước do nhân dân xây dựng để trở thành tiêu chí gắn liền với quyền và trách nhiệm của mỗi người dân. Tuy nhiên một số luật tục đã mờ nhạt trong đời sống sinh hoạt và chỉ tồn tại trong tâm thức của những người già. Những chuẩn mực nghi lễ, ứng xử trong gia đình được gìn giữ như việc thờ cúng tổ tiên, những người sống trong gia đình có tôn ti, trật tự, con cháu luôn hiếu thảo, kính trọng ông bà cha mẹ và giữa những thành viên trong gia đình sống hòa thuận, yêu thương đùm bọc lẫn nhau.

Điện Biên là tỉnh đặc thù có rất nhiều lễ hội nhưng chủ yếu là những lễ hội có quy mô nhỏ, được tổ chức ở cấp thôn, bản và do chính người dân bản đứng ra tổ chức, quản lý. Một số lễ hội có quy mô lớn hơn như lễ hội thành Bản Phủ, tuy nhiên với những lễ hội dạng như vậy lại không nhiều. Vì thế các lễ hội của đồng bào các dân tộc thiểu số một phần được người dân tự ý thức tổ chức hàng năm và một phần do tổ chức chính phủ và phi chính phủ đầu tư nghiên cứu, tổ chức nhằm bảo tồn và phát huy.

Đến nay, nhiều lễ hội của đồng bào các dân tộc được khôi phục và bảo tồn  như: Lễ Cầu mưa (dân tộc Cống); lễ hội Klăng khùa (dân tộc Mông); lễ Xé Pang ả (dân tộc Kháng); lễ hội zùsu (dân tộc Mông); lễ hội thành Bản Phủ huyện Điện Biên; lễ hội trên quê hương anh hùng Vừ A Dính ở Pú Nhung (huyện Tuần Giáo); lễ hội Xên bản - bản U Va, Co Mỵ, Noong Bua huyện Điện Biên; lễ hội Xên Phắn bẻ (chặt cổ dê) huyện Điện Biên, lễ cúng bản tại di tích tháp Mường Luân, xã Mường Luân (huyện Điện Biên Đông); lễ cầu mưa (dân tộc Khơ Mú) tại các xã Pa Thơm, Mường Phăng, Mường Mươn của huyện Điện Biên.

Các nghề thủ công truyền thống như đan lát, rèn đúc vẫn tồn tại, điển hình có nghề đan lát phát triển ở dân tộc Khơ Mú, nghề rèn đúc phát triển ở dân tộc Mông, nghề dệt thổ cẩm phát triển ở dân tộc Thái. Nhưng hiện nay những nghề này tồn tại một cách nhỏ lẻ, tồn tại ở hình thức gia đình và còn rất ít. Nguyên nhân chính là do ảnh hưởng của cơ chế thị trường, người dân đã không tự chế cho mình những vật dụng sinh hoạt, thay vào đó là những vật dụng có sẵn trên thị trường.

Tri thức về y dược học cổ truyền rất ít người nhớ và sử dụng được các bài thuốc dân gian để chữa những bệnh do người dân mắc phải, chủ yếu còn lại phương thuốc chữa một số bệnh thông thường như đau lưng, đau khớp, gẫy xương, bong gân, bệnh gan, thận... Cách chữa trị diễn ra trong phạm vi hẹp ở gia đình và ở bản, không được lưu truyền phổ biến rộng rãi. Những cuốn sách cổ, tài liệu ghi chép bí quyết chữa bệnh lưu giữ trong dân gian còn rất ít và tri thức này được tồn tại thông qua truyền nghề, truyền khẩu.

Tri thức về văn hóa ẩm thực: Một trong những nét văn hóa làm giàu cho truyền thống văn hóa các dân tộc mà chúng ta đang bảo tồn phải kể đến văn hoá ẩm thực của người Thái với những món ăn đặc trưng thơm ngon và hấp dẫn được tạo nên bởi những kinh nghiệm, bí quyết riêng có của đồng bào.

Các món ăn của người Thái mang hương vị rất riêng, gia vị tạo nên cái riêng ấy là quả và lá cây trên rừng. Bữa cơm của người Thái thường là xôi đồ, rau rừng, cá hoặc thịt. Rau đồ chín chấm với chẩm chéo hoặc làm nộm, măng ngâm chua nấu cá hoặc phơi khô, một món rau rất riêng nữa là món rau chế biến từ  loài rong rêu. Cá họ thường ăn gỏi hoặc chế biến thành mắm, sở thích của người Thái là ăn cá nướng hoặc sấy khô để trên gác bếp ăn dần. Đồng bào Thái ăn thịt thường chế biến thành món “lạp” hoặc thịt sấy khô. Đặc biệt, món thịt trâu, bò luộc chấm với nặm pịa là món rất đặc trưng và đậm đà bản sắc Thái. Đồ uống của đồng bào các dân tộc là rượu cần, rượu trắng, rượu Mông pê và các đồ uống có trên thị trường.

Vấn đề bảo tồn trang phục truyền thống hiện nay của tỉnh Điện Biên đang gặp nhiều khó khăn. Một mặt số ít người dân vẫn giữ được trang phục truyền thống của dân tộc họ và thường mặc vào những ngày hội hay lễ, tết. Tuy nhiên, do tác động của nền kinh tế thị trường nên người dân các dân tộc đã giảm thiểu ý thức tự dệt cho mình và các thành viên trong gia đình những bộ trang phục mang kiều dáng và hoa văn truyền thống, thay vào đó bằng việc mua những bộ quần áo may sẵn có bán trên thị trường. Do đó yếu tố văn hóa truyền thống đang bị mai một đòi hỏi các cơ quan chức năng phải có giải pháp để bảo tồn nét văn hóa đặc trưng này.


Đánh giá:

lượt đánh giá: , trung bình:



 Liên kết website
 Bình chọn
Đánh giá mức độ hữu ích của trang thông tin điện tử
135 người đã bình chọn
Thống kê: 295.662
Online: 103