Trong khuôn khổ Festival tinh hoa Tây Bắc – Kết nối khát vọng xanh với chủ đề “Trọn vẹn từng khoảnh khắc”, Đài Tiếng nói thành phố Hồ Chí Minh đã có cuộc phỏng vấn với Đ/c Nguyễn Minh Phú - Giám đốc Sở VHTTDL tỉnh Điện Biên. Sở VHTTDL xin giới thiệu nội dung cuộc phỏng vấn tới quý bạn đọc.

Phỏng vấn ông Nguyễn Minh Phú - Giám Đốc Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tỉnh Điện Biên:

PV: Thưa ông, dịp lễ 30/4-01/5 sắp tới được nghỉ rất là dài ngày. Trong dịp này dự kiến du lịch tỉnh Điện Biên sẽ đón bao nhiêu lượt khách và mình có những sản phẩm mới nào để cho du khách khi đến đây?

Ông Phú: Có thể nói là ngày 30/4-1/5 là ngày lễ của người lao động của cả nước. Với Điện Biên nó có đặc trưng là gắn với kỷ niệm chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ trong tháng 5 đó chính là ngày 7/5.  Như vậy, trong những ngày này tỉnh Điện Biên đã chuẩn bị rất tốt những điều kiện. Một là các hoạt động để tuyên truyền mừng ngày 30/4, mừng ngày 1/5 nhưng đồng thời cũng mừng ngày 7/5 Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ bằng những cái hoạt động văn hoá văn nghệ, thể dục,thể thao. Đặc biệt là những cái hoạt động du lịch để cho nhân dân, du khách trong nước và quốc tế đến thăm và có dịp để tìm hiểu khám phá văn hoá, con người, lịch sử của vùng đất Điện Biên Phủ anh hùng. Chúng tôi dự kiến trong tháng này khách sẽ tăng đột biến thế nên Điện Biên cũng đã sẵn sàng chuẩn bị tất cả những điều kiện để du khách có những tháng ngày trải nghiệm tốt nhất ở Điện Biên. Tuy nhiên, nó cũng có trở ngại là trong thời gian tới Điện Biên sẽ tạm ngừng, đóng cửa sân bay để sửa chữa nâng cấp. Chính vì vây mà chúng tôi cũng đã thấy được cái khó khăn, hạn chế về giao thông. Du khách đến Điện Biên sẽ có giảm sút. Hy vọng sau khi sân bay khánh thành thì lượng khách du lịch sẽ trở lại và tăng hơn rất nhiều.

PV: Thưa ông, ngoài những điểm di tích lịch sử gắn với chiến thắng năm xưa thì mình có chủ trương phát triển di sản hay thiên nhiên gì không?

Ông Phú: Chúng tôi đã xác định phát triển du lịch dựa trên 3 cái trụ cột. Trụ cột thứ nhất là du lịch lịch sử tâm linh. Du lịch lịch sử có nghĩa gắn với di tích lịch sử chiến trường Điện Biên năm xưa và các khu tâm linh lớn. Ngoài ra cái trụ cột thứ hai là du lịch văn hoá và khám phá thiên nhiên hùng vĩ. Bởi vì, Điện Biên là một cái miền đất với những câu chuyện và những danh lam thắng cảnh thơ mộng, hoang sơ, hùng vĩ và đặc biệt là có 19 dân tộc anh em chung sống ở trên đó. Đó là một không gian văn hoá rất giàu bản sắc và một thắng cảnh thiên nhiên cực kỳ hùng vĩ. Đây là một sản phẩm du lịch mà Điện Biên đã, đang và tiếp tục khai thác rất là mạnh. Ngoài ra, Điện Biên cũng có thêm một tiềm năng đó là các khu nước nóng rất là đặc trưng của tỉnh Điện Biên, những khu thiên nhiên có khí hậu rất tốt. Đây sẽ là những nơi chúng tôi tổ chức các khu nghỉ dưỡng gắn với vui chơi, giải trí, gắn với các môn thể thao như là các môn thể thao mạo hiểm và các môn thể thao như là chơi golf. Đây là sản phẩm du lịch mà Điện Biên xác định là trụ cột thứ ba. Trong tương lai để phát triển các sản phẩm du lịch này.

PV: Thưa ông, ngoài những cái điểm lịch sử gắn với chiến thắng năm 1954 thì Điện Biên còn có những điểm đến mới, những cung đường mới. Chẳng hạn như Tủa Chùa, ngoài ra thì chúng ta còn có điểm cực tây cũng là một điểm đến rất là hot với khách du lịch. Thế thì, việc phát triển các tuyến điểm như này mình đã được quan tâm hay chưa và là thế nào để doanh nghiệp đồng ý đưa khách đến đây và điểm cực tây theo như tôi biết thì cái đường đi từ Điện Biên lên đó khá là xa. Nhưng mà hai bên cảnh quan hầu như chưa có điểm nhấn gì hấp dẫn thì hướng tới đây thì du lịch Điện Biên sẽ có những động thái gì để điểm cực tây đó trở thành một điểm thuận tiện hơn?

Ông Phú: Trước hết, ngay trong tháng 3 vừa rồi thì UBND tỉnh Điện Biên đã phê duyệt đề án phát triển du lịch tỉnh Điện Biên từ nay đến 2025 và tầm nhìn đến 2030. Đề án được xây dựng rất là công phu, rất tâm huyết và co sự đóng góp, chung tay giúp đỡ xây dựng của rất nhiều chuyên đầu ngành về du lịch Việt Nam. Nói riêng về chuyện của cực tây A-pa-chải thì trong thời gian tới tỉnh Điện Biên sẽ xây dựng cột cờ ở cực tây của tổ quốc là cột cờ A-pa-chải. Hiện nay, chúng tôi đã hoàn thành các thủ tục đầu tư trong thời gian tới sẽ đưa vào thi công đó sẽ là một trong những điểm nhấn để phát triển du lịch. Trên con đường mà như bạn nói đấy, nó cũng còn xa còn khó khăn thì tỉnh Điện Biên đã xác dịnh một số điểm dừng chân gắn với các hoạt động dừng chân, nghỉ dưỡng và văn hoá cộng đồng của các dân tộc trên cái cung đường mà từ thành phố Điện Biên đi A-pa-chải. Về ẩm thực, Điện Biên sẽ phát triển dựa trên ẩm thực của đồng bào các dân tộc thiểu số và phát triển nó để làm sao nó vừa ngon vừa hấp dẫn đồng thời phải rất tinh tế. Có thể nói là chúng tôi có một cái địa bàn huyện Tủa Chùa. Huyện Tủa Chùa có rất nhiều điều kiện, có cao nguyên đá như cao nguyên đá Đồng Văn ở Hà Giang, có cánh đồng bậc thang như cánh đồng bậc thang Mùa Cang Chải. Đặc biệt, Tủa Chùa có rất nhiều hang động đã được xếp hạng là Di sản văn hoá thiên nhiên của Quốc Gia. Đây là những điều kiện rất thuận lợi. Đặc biệt hơn nữa là Tủa Chùa là một mảnh đất giàu truyền thống văn hoá của dân tộc Mông. Hiện tại, chúng tôi đã triển khai rất nhiều các hoạt động trong đó có các phiên chợ vùng cao, các hoạt động cuối tuần về đêm để tái hiện các cảnh văn hoá của người dân tộc đặc trưng ở Tủa Chùa. Vừa để bảo tồn các nét văn hoá truyền thống của dân tộc đồng thời thu hút khách du lịch đến với Tủa Chùa và đến với Điện Biên.

PV: Nhưng phải nói một thực tế là giao thông đi đến nó vẫn còn rất khó khăn. Thì ngành du lịch cũng như là tỉnh Điện Biên có biện phát gì tháo gỡ trong thời gian tới hay không?

Ông Phú: Điều đấy là một thực tế, ngay như vừa rồi đã quyết tâm rất lớn của lãnh đạo tỉnh Điện Biên. Đó là nâng cấp và mở rộng sân bay tỉnh Điện Biên để trở thành sân bay quốc tế. Đặc biệt là trong năm 2022, chúng tôi đã kết nối được đường bay giữa tỉnh Điện Biên bay thẳng đến thành phố Hồ Chí Minh. Mở ra một nút thắt rất lớn về mặt giao thông. Trong các chiến lược phát triển của tỉnh Điện Biên không chỉ lãnh đạo tỉnh mà các cấp của tỉnh Điện Biên rất quan tâm mở rộng kết nối các hệ thống đuồng giao thông, quốc lộ, các đường giao thông nội tỉnh để làm sao đến được các địa điểm đó là cái thứ nhất. Tất nhiên là trong lâu dài và còn phải nỗ lực rất nhiều.

PV: Dạ xin được cảm ơn ông rất nhiều.

 


Đánh giá:

lượt đánh giá: , trung bình:



 Bình luận


Mã xác thực không đúng.
     Liên kết website
    Thống kê: 10.148.438
    Online: 118