Khi Tổ quốc gọi là tác phẩm đầu tay của một người lính già được viết dưới dạng hồi ký. Nguyễn Long Trảo sinh năm 1932, nguyên Phó Chánh văn phòng Thành ủy TP Hồ Chí Minh, quê chính ở xã Mỹ Trà, huyện Cao Lãnh, tỉnh Sa Đéc (nay là tỉnh Đồng Tháp), ông tham gia Đội Thiếu niên tiền phong từ năm 1945 và đi theo Cách mạng khi chưa tròn 18 tuổi cũng từ tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc. Đối mặt với những khó khăn, gian khổ trong quá trình hoạt động Cách mạng, chính tình yêu Tổ quốc đã giúp ông vượt qua tất cả.

Khi Tổ quốc gọi là tác phẩm có chiều sâu về chính trị tư tưởng, ghi chép lại một cách đầy đủ về cuộc đời hoạt động cách mạng của người lính trong những năm tháng đấu tranh gian khổ nhất. Đó là tiếng lòng của người con đối với quê hương Đồng Tháp, là dũng khí trong những ngày chiến đấu, là ước mong cho ngày đoàn tụ. Cuốn Hồi ký được chia thành 4 phần theo chủ đề: Tuổi trẻ từ Đồng Tháp Mười đến thành phố mang tên Bác Hồ; Khi Tổ quốc gọi; ra đi để có ngày trở về; Miền Nam gọi chúng tôi trở về. Đằng sau những câu chuyện kể riêng tư chúng ta có thể nhìn thấy cả quá trình diễn biến của từng chặng đường lịch sử trong cuộc đấu tranh trường kỳ giải phóng dân tộc, giải phóng đất nước của nhân dân Việt Nam.

Cuốn Hồi ký đã mang đến cho thế hệ trẻ hôm nay những câu chuyện gần gũi, bình dị, chân thật về những hy sinh gian khổ của một thế hệ anh hùng, bất khuất đã dâng hiến trọn tuổi thanh xuân cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước. Đó là bài học quý giá về lý tưởng cách mạng để tuổi trẻ hôm nay tiếp tục nỗ lực học tập, lao động, phấn đấu cống hiến xây dựng đất nước ngày càng giàu đẹp hơn, xứng đáng với những hy sinh của thế hệ cha anh đi trước. Chắc chắn rằng khi đọc xong cuốn sách bạn đọc trẻ hôm nay sẽ cảm thấy vững vàng khi nối bước thế hệ cha anh, sẵn sàng chờ Tổ quốc gọi tên.


Đánh giá:

lượt đánh giá: , trung bình:



 Liên kết website
Thống kê: 9.423.096
Online: 91