UBND tỉnh Điện Biên vừa phê duyệt Đề án phát triển thể thao thành tích cao tỉnh Điện Biên giai đoạn 2023 - 2030 và định hướng đến năm 2035.

Đề án “Phát triển Thể thao thành tích cao tỉnh Điện Biên giai đoạn 2023 -  2030 và định hướng đến năm 2035” nhằm cụ thể hóa các mục tiêu, nhiệm vụ về thể thao thành tích cao của tỉnh Điện Biên theo Quyết định số 223/QĐ-TTg ngày 22 tháng 02 năm 2019 của Thủ tướng Chính phủ và Nghị Quyết số 49/NQ-HĐND ngày 10 tháng 12 năm 2016 của Hội đồng nhân dân tỉnh; góp phần xây dựng lực lượng vận động viên, huấn luyện viên có trình độ cao, tập trung đầu tư những môn thể thao trọng điểm có thế mạnh của tỉnh để đạt thành tích cao tại các kỳ Đại hội Thể thao toàn quốc, các giải vô địch quốc gia, khu vực, châu lục và quốc tế. Đóng góp vận động viên của tỉnh vào đội tuyển trẻ quốc gia, đội tuyển quốc gia tham dự các giải khu vực Đông Nam Á, Châu á và Thế giới.

Đề án sẽ được tập trung thực hiện theo ba giai đoạn chính với các mục tiêu cụ thể: Giai đoạn 2023 - 2025: đào tạo 04 môn thể thao gồm: Cầu lông; Điền kinh; Karate; Taekwondo ở ba tuyến, đào tạo 93 vận động viên, tham gia 27 giải thi đấu khu vực và toàn quốc, đạt 14 huy chương/năm; giai đoạn 2026-2025: đào tạo 05 môn thể thao gồm: Cầu lông; Điền kinh; Karate; Taekwondo; Pencak Silat, đào tạo 203 vận động viên, tham gia 71 giải thi đấu khu vực và toàn quốc, đạt 20 huy chương/năm, xếp hạng từ 57-58 tại Đại hội Thể thao toàn quốc lần thứ X năm 2026, xếp hạng từ 55-56 tại Đại hội Thể thao toàn quốc lần thứ XI năm 2030; Định hướng đến năm 2035: đào tạo 5 môn thể thao gồm: Cầu lông; Điền kinh; Karate; Taekwondo; Pencak Silat ở ba tuyến, đào tạo là 287 vận động viên, tham gia 88 giải thi đấu khu vực và toàn quốc, đạt 24 huy chương/năm, trong đó trung bình 6 huy chương vàng/năm tại các giải thi đấu thể thao thành tích cao khu vực, toàn quốc xếp hạng từ 50-52 tại Đại hội Thể thao toàn quốc lần thứ XII năm 2034...

Đề án cũng đề ra các nhiệm vụ: nhóm nhiệm vụ hệ thống tuyển chọn, đào tạo, hình thức đào tạo vận động viên; Xây dựng đội ngũ Huấn luyện viên; tham gia thi đấu. Ngoài ra, Đề án xác định việc đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị dụng cụ phục vụ tập luyện, thi đấu nhằm nâng cao thể lực, thành tích, tránh chấn thương, chăm sóc hồi phục sức khỏe của vận động viên.

Tổng kinh phí thực hiện Đề án: 61.561.200.000 đồng. Được bố trí từ các nguồn: Ngân sách địa phương, Nguồn thu được để lại theo quy định, Huy động các nguồn vốn hợp pháp khác.

Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch được giao chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, đoàn thể tỉnh, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố và các đơn vị có liên quan tổ chức triển khai thực hiện Đề án; tổng hợp, báo cáo kết quả thực hiện Đề án theo từng giai đoạn và chủ động rà soát, đề xuất điều chỉnh, bổ sung số môn đào tạo cho phù hợp với từng giai đoạn và xu thế phát triển; Phối hợp huy động các nguồn lực lồng ghép với vốn ngân sách để thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ đã đề ra. UBND các huyện, thị xã, thành phố và các sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh căn cứ chức năng, nhiệm vụ và địa bàn quản lý để chủ trì, phối hợp triển khai các nhiệm vụ cụ thể nhằm đảm bảo thực hiện thành công mục tiêu Đề án./.


Đánh giá:

lượt đánh giá: , trung bình:



 Liên kết website
Thống kê: 10.374.247
Online: 73