Ngày 17/11/2021 Ban Chỉ đạo phòng chống tệ nạn xã hội và phong trào toàn dân bảo vệ an ninh tổ quốc tỉnh Điện Biên vừa ban hành Kế hoạch số 3860/KH-BCĐ hưởng ứng Tháng Hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS năm 2021 trên địa bàn tỉnh Điện Biên.
Với mục tiêu tăng cường sự quan tâm của toàn xã hội đến công tác phòng, chống HIV/AIDS nhất là trong bối cảnh dịch COVID-19 để tiếp tục tiến tới mục tiêu chấm dứt dịch bệnh AIDS vào năm 2030; Đẩy mạnh các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS, đảm bảo mọi người được tiếp cận các dịch vụ thiết yếu trong dự phòng, chăm sóc và điều trị HIV/AIDS một cách liên tục, đặc biệt là các dịch vụ điều trị cho người nhiễm HIV bằng thuốc ARV và điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch yêu cầu các phòng, đơn vị thuộc Sở và đơn vị cơ sở triển khai thực hiện các nội dung sau:
Theo đó, Tháng hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS năm 2021 được tổ chức từ ngày 20/11 đến ngày 20/12/2021, với chủ đề “Tăng cường phòng, chống HIV/AIDS trong bối cảnh đại dịch Covid-19”.
Trước tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, khó lường không thể tổ chức các sự kiện trực tiếp và đông người, Ban Chỉ đạo tỉnh đề nghị các sở, ngành, địa phương tăng cường các hoạt động truyền thông trên các phương tiện truyền thông đại chúng và trên nền tảng mạng xã hội để hưởng ứng Tháng hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS và Ngày Thế giới phòng, chống AIDS (01/12).
Trong đó, tập trung tuyên truyền, giới thiệu nội dung các văn bản quy phạm pháp luật và các quy định mới liên quan đến phòng, chống HIV/AIDS, nhất là Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng, chống HIV/AIDS; Nghị định số 63/2021/NĐ-CP ngày 30/6/2021 của Chính phủ, quy định chi tiết thi hành Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng, chống nhiễm vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS); Chiến lược quốc gia kết thúc dịch AIDS vào năm 2030... Tư vấn và xét nghiệm HIV bao gồm xét nghiệm HIV tại cộng đồng, tự xét nghiệm HIV và xét nghiệm nhiễm mới HIV.
Đồng thời, đẩy mạnh các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS, đảm bảo mọi người được tiếp cận các dịch vụ thiết yếu trong dự phòng, chăm sóc và điều trị HIV/AIDS một cách liên tục, đặc biệt là các dịch vụ điều trị cho người nhiễm HIV bằng thuốc ARV và điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone. Tuyên truyền giải pháp vượt qua các thách thức trong dịch Covid-19 để tiếp cận các dịch vụ dự phòng, điều trị HIV liên tục bao gồm: các mô hình hay, các sáng kiến của hệ thống cung cấp dịch vụ, vai trò cộng đồng cũng như sự quan tâm của các nhà lãnh đạo trong bối cảnh dịch Covid-19. Từ đó, nhằm hướng đến mục tiêu tăng cường sự quan tâm của toàn xã hội đến công tác phòng, chống HIV/AIDS nhất là trong bối cảnh dịch Covid-19 để tiếp tục tiến tới mục tiêu chấm dứt dịch bệnh AIDS vào năm 2030./.