Ngày 13/5 được sự nhất trí của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bảo tàng tỉnh Điện Biên tiến hành bảo quản trị liệu cho gần 300 hiện vật chất liệu gỗ, mây tre đan. Quy trình bảo quản được thực hiện bởi các chuyên gia bảo quản của Công ty TNHH mỹ thuật ứng dụng thương mại Hà Minh, thành phố Hà Nội.

Hiện nay trong kho của Bảo tàng tỉnh Điện Biện đang lưu giữ gần 5.000 hiện vật được phân thành 7 chất liệu hiện vật gồm hiện vật chất liệu mây tre, giấy, kim loại, gốm sứ, đá, vải và chất liệu khác. Tuy nhiên công tác bảo quản hiện vật tại Bảo tàng tỉnh đang gặp rất nhiều khó khăn và có nguy cơ bị hư hại rất cao nhất là đối với hiện vật gỗ, mây tre đan.

Phần lớn các hiện vật chất liệu gỗ, mây tre đan đều trong tình trạng cũ, nhiều tạp chất bám dính bề mặt, một số hiện vật có độ bền yếu và bị mối mọt, thủng lỗ ăn sâu. Nguyên nhân của tình trạng này do nhiều nguyên nhân như điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị bảo quản còn gặp nhiều khó khăn, sắp xếp hiện vật còn chồng chéo trên cùng ngăn tủ nên dẫn đến hiện tượng lây lan nấm mốc giữa các hiện vật trong thời gian dài. Hiện vật qua thời gian sử dụng lâu dài và được sưu tầm đưa về bảo tàng khi nhập kho chưa được xử lý triệt để. Sự dao động của nhiệt độ, độ ẩm trong năm không ổn định gây ảnh hưởng đến kết cấu hiện vật.

  Nhìn chung các hiện vật mới chỉ được bảo quản phòng ngừa chưa qua xử lý, khử trùng nên nguy cơ phá hủy tiềm ẩn của hiện vật vẫn diễn ra theo thời gian, một số hiện vật ở tình trạng tạp chất bám dính, nhiễm mốc. Hiện vật nếu không được bảo quản trị liệu theo phương pháp khoa học chuyên ngành bảo tàng, tu sửa trám vá hồi phục lại nguyên bản ban đầu thì sẽ không bảo tồn tính nguyên vẹn của hiện vật. Do đó việc bảo quản hiện vật một cách khoa học bởi các chuyên gia, kỹ thuật viên là hết sức quan trọng và cần thiết nhằm lưu giữ và phát huy giá trị của hiện vật lâu dài./.

 

 


Đánh giá:

lượt đánh giá: , trung bình:



 Bình luận


Mã xác thực không đúng.
     Liên kết website
    Thống kê: 10.304.956
    Online: 42