Ngày 17/5/2023 UBND tỉnh Điện Biên ban hành Kế hoạch số 1995/KH-UBND về tổ chức các hoạt động hưởng ứng Tuần lễ Quốc gia Phòng, chống thiên tai năm 2023.

Tuần lễ Quốc gia phòng, chống thiên tai năm 2023 sẽ diễn ra từ ngày 15/5 đến 22/5/2023 với chủ đề: “Từ ứng phó đến hành động sớm”. Mục đích của Tuần lễ nhằm tăng cường thông tin, truyền thông; kỹ năng chủ động phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai; chuẩn bị sẵn sàng lực lượng, vật tư, phương tiện, trang thiết bị, phương án ứng phó với các tình huống thiên tai năm 2023 trên địa bàn. Đồng thời đề cao vai trò, trách nhiệm trong năm Việt Nam là Chủ tịch Ủy ban ASEAN về Quản lý thiên tai.

Nhằm tăng cường các hoạt động tuyên truyền, nâng cao tinh thần, trách nhiệm, năng lực của cấp ủy, chính quyền cấc cấp và cộng đồng dân cư về Luật phòng chống thiên tai, các Chỉ thị, Công điện, văn bản chỉ đạo về phòng chống thiên tai của Trung ương, UBND tỉnh, Ban Chỉ huy PCTT-TKCN tỉnh để chủ động phòng, tránh, ứng phó với thiên tai; thực hiện tốt phương châm “bốn tại chỗ” và “ba sẵn sàng”  trong công tác chuẩn bị, ứng phó với các loại hình thiên tai xảy ra. Tổ chức các hoạt động đảm bảo thiết thực, hiệu quả, tiết kiệm, không phô trương, hình thức, lãng phí phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của từng sở, ngành, đơn vị, tình hình phòng chống thiên tai tại địa phương; huy động được sự tham gia, phối hợp của các cấp, các ngành, địa phương, các tổ chức, cá nhân đối với công tác phòng chống thiên tai.

Với chủ đề Tuần lễ Quốc gia phòng chống thiên tai năm 2023 là “Từ ứng phó đến hành động sớm”. Tổ chức các hoạt động hưởng ứng trong tháng 5/2023 trrên địa bàn toàn tỉnh. Tập trng vào các nội dung chính như sau:

Hoạt động truyền thông, tuyên truyền: Tuyên truyền mục đích, ý nghĩa và các hoạt động hưởng ứng Tuần lễ Quốc gia phòng chống thiên tai năm 2023 trên địa bàn tỉnh. Hướng dẫn nâng cao kiến thức, kỹ năng về các hoạt động phòng ngừa, ứng phó và khắc phục hậu quả thiên tai cho các nhóm đối tượng trong cộng đồng; các mô hình, bài học kinh nghiệm tại cộng đồng về phòng chống thiên tai. Công tác dự báo, cảnh báo thiên tai; chuẩn bị nhân lực, vật tư, phương tiện, trang thiết bị và nhu yếu phẩm phòng chống thiên tai tại cơ quan, cộng đồng. Tuyên truyền các quy định của pháp luật về phòng chống thiên tai, công tác kiểm tra xử lý vi phạm. Với nhiều hình thức như: Tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng, mạng xã hội, trang thông tin điện tử Website của các sở, ngành, các cấp tại địa phương, cơ quan, đơn vị,…;  Tuyên truyền qua lễ phát động, lễ ra quân, lễ hưởng ứng, hội nghị, hội thảo…; Tuyên truyền cổ động trực quan, trực tiếp tại cơ quan và trong cộng đồng (Áp phích, tờ rơi, băng rôn, khẩu hiệu,…; tuyên truyền qua các cuộc họp tại cơ quan, khu dân cư, buổi sinh hoạt tổ/câu lạc bộ; hệ thống loa phát thanh, truyền thanh phường/xã, tổ chức triển lãm tuyên truyền.

Tăng cường kiểm tra, rà soát và thực hiện biện pháp nâng cao an toàn cho hệ thống công trình phòng chống thiên tai; công tác phòng ngừa, chuẩn bị ứng phó thiên tai tại các cấp và cộng đồng: Kiểm tra, rà soát và có phương án nâng cao an toàn cho hệ thống công trình phòng chống thiên tai trên địa bàn; công tác phòng ngừa, chuẩn bị ứng phó thiên tai tại các cấp và cộng đồng theo phương châm 4 tại chỗ. Tổ chức rà soát và cắm biển cảnh báo tại các khu vực, địa điểm có nguy cơ cao rủi ro thiên tai (khu vực dễ bị ngập lụt, xảy ra lũ quét, sạt lở đất, khu vực sụt lún, sạt lở bờ sông, suối…). Đẩy mạnh kiểm tra việc thực hiện các nội dung kế hoạch, phương án phòng chống thiên tai.


Đánh giá:

lượt đánh giá: , trung bình:



 Bình luận


Mã xác thực không đúng.
     Liên kết website
    Thống kê: 10.372.184
    Online: 77