Việc bảo tồn, gìn giữ và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống các dân tộc vẫn luôn được các cấp coi trọng, nhằm đáp ứng nhu cầu hưởng thụ, sáng tạo văn hóa của nhân dân; đồng thời, góp phần xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở, hoàn thành nhiệm vụ chính trị của Đảng và Nhà nước giao.

Hoạt động văn hóa văn nghệ quần chúng trên địa bàn huyện Điện Biên nói chung, địa bàn xã Thanh An nói riêng trong những năm qua đã có những chuyển biến tích cực, góp phần lớn vào việc giáo dục chính trị tư tưởng, thay đổi, xóa bỏ những quan điểm lạc hậu, hủ tục đã ăn sâu vào trong lối sống, suy nghĩ từ bao đời nay của người dân. Đồng thời tạo điều kiện để mọi người dân sáng tác, biểu diễn những tiết mục văn nghệ mang đặc thù riêng của từng dân tộc, địa phương. Qua đó phát huy vai trò của người dân trong phong trào xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư.

Đội văn nghệ quần chúng cơ sở giữ vai trò, vị trí quan trọng trong đời sống của cộng đồng. Hoạt động văn nghệ cơ sở là hình thức giao lưu văn hóa các dân tộc tốt nhất nhằm trao đổi kinh nghiệm, học tập lẫn nhau, tăng thêm sự hiểu biết, đoàn kết xây dựng quê hương; bảo tồn, phát huy văn hóa truyền thống; xây dựng đời sống văn hóa cơ sở phong phú lành mạnh, tiến bộ; đồng thời quảng bá, giới thiệu giá trị văn hóa độc đáo các dân tộc trên địa bàn.

Nhận thức rõ điều đó, xã Thanh An đã có nhiều nỗ lực đáng kể trong công tác tổ chức các hoạt động văn hóa văn nghệ tuyên truyền phục vụ nhân dân trên địa bàn trong các dịp lễ, tết và trong thời gian diễn ra các hoạt động chính trị - kinh tế, văn hóa - xã hội trọng đại của đất nước, của tỉnh, của huyện. Hiện nay xã Thanh An có 19 đội văn nghệ đã và đang hoạt động có hiệu quả, Việc thành lập các đội văn nghệ làm nòng cốt để phát triển phong trào văn hóa văn nghệ cơ sở; coi đây là nơi tụ hội các hạt nhân tiêu biểu; là môi trường trao truyền, sáng tạo nghệ thuật; bảo tồn và tiếp thu tinh hoa văn hóa.

Mô hình đội văn nghệ gồm 01 đội trưởng, 02 đội phó và các thành viên, tổ chức luyện tập và sinh hoạt tại Nhà văn hóa thôn, bản hoặc tại nhà riêng của thành viên trong trường hợp chưa có nhà văn hóa. Các đội văn nghệ duy trì hoạt động thường xuyên, tự dàn dựng, tập luyện chương trình và biểu diễn phục vụ nhân dân xã vào các dịp lễ, tết, ngày kỷ niệm như giao lưu văn nghệ mừng Đảng mừng Xuân, ngày hội Đại đoàn kết... Tích cực tham gia nhiều hoạt động văn hóa, thể thao, du lịch, hội thi, hội diễn, liên hoan, ngày hội… do tỉnh, huyện, xã tổ chức. Tiêu biểu như chương trình Ngày hội văn hóa các dân tộc cấp huyện, giao lưu văn nghệ Câu lạc bộ Thành Bản Phủ, giao lưu văn nghệ vào tối thứ 7 hàng tuần tại sân hành lễ Tượng đài Chiến thắng Điện Biên Phủ do Trung tâm Văn hóa, Điện ảnh tỉnh tổ chức…

Hiệu quả mang lại đã góp phần không nhỏ vào xây dựng và nâng cao đời sống văn hóa của nhân dân. Người dân Điện Biên nói chung, xã Thanh An nói riêng được thỏa mãn nhu tinh thần, di sản văn hóa được bảo tồn, phát huy giá trị. Tổ chức tốt hoạt động của đội văn nghệ là đáp ứng quyền được hoạt động, được sáng tạo, được hưởng thụ văn hóa, phản ánh tâm tư, nguyện vọng của quần chúng nhân dân. Tuy nhiên, hoạt động của các đội văn nghệ xã Thanh An cũng còn nhiều khó khăn, bất cập. Thành viên đội văn nghệ đa số đều là người dân với nghề nghiệp chính là làm nông nghiệp nên các hoạt động luyện tập chủ yếu được thực hiện vào buổi tối. Kinh phí, cơ sở vật chất, đạo cụ, trang thiết bị phục vụ hoạt động văn hóa văn nghệ còn gặp rất nhiều khó khăn, chủ yếu là do các cá nhân tự túc. Vẫn chưa thu hút được nhiều người có năng khiếu tham gia vào các đội văn nghệ quần chúng.

Trong thời gian tới, để khắc phục những khó khăn trước mắt đó, trên cơ sở phát huy những hiệu quả đã đạt được, cần tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động của đội văn nghệ tham gia vào công tác bảo tồn văn hóa. Nâng cao tuyên truyền, nhận thức của nhân dân về vai trò, vị trí công tác bảo tồn văn hóa dân tộc gắn với sinh hoạt văn hóa cộng đồng. Phát huy vai trò văn hóa văn nghệ trong mọi mặt của đời sống xã hội. Tăng cường động viên quần chúng yêu thích văn nghệ tham gia sinh hoạt. Nhân điển hình một số đội hoạt động hiệu quả cao như: đội văn nghệ bản Noong Ứng, Chiềng Chung, thôn Đông Biên 3, bản Chiềng An… Chú trọng đẩy mạnh công tác xã hội hóa, huy động mọi nguồn lực trong nhân dân để xây dựng nhà văn hoá, mua sắm các phương tiện tối thiểu phục vụ hoạt động, khuyến khích các thành viên tự nguyện tham gia đóng góp trang phục, đạo cụ…

Đây là những giải pháp cơ bản để tiếp tục duy trì và phát triển phong trào văn nghệ quần chúng trên địa bàn xã Thanh An. Qua đó góp phần bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa truyền thống các dân tộc, đóng góp không nhỏ vào sự nghiệp xây dựng văn hóa.


Đánh giá:

lượt đánh giá: , trung bình:



 Liên kết website
Thống kê: 10.373.362
Online: 77