Thực hiện Quyết định số 2215/QĐ-TTg ngày 24/12/2020 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành kế hoạch triển khai thực hiện Kết luận số 76-KL/TW ngày 04/6/2020 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 33-NQ/TW ngày 09/6/2014 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước. Ngày 29/9/2021, UBND tỉnh Điện Biên đã ban hành Kế hoạch số 3231/KH-UBND, trong đó đề ra các nhiệm vụ, giải pháp “xây dựng và phát triển văn hóa, con người Điện Biên đáp ứng yêu cầu phát triển của tỉnh” như sau:

1. Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, quán triệt, nâng cao nhận thức về vị trí, vai trò của văn hóa trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc

Tiếp tục tổ chức tuyên truyền, quán triệt đến toàn thể cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và Nhân dân trên địa bàn tỉnh về nội dung, mục tiêu, quan điểm, nhiệm vụ, giải pháp của Nghị quyết số 33-NQ/TW, Kết luận số 76-KL/TW; Nghị quyết số 102/NQ-CP ngày 31/12/2014 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 33-NQ/TW; Nghị quyết số 13-NQ/TU ngày 10/12/2014 của Tỉnh ủy về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Điện Biên đáp ứng yêu cầu phát triển của tỉnh; Nghị quyết số 11-NQ/TU ngày 29/7/2021 của Tỉnh ủy về bảo tồn và phát triển văn hóa các dân tộc tỉnh Điện Biên gắn với phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030.

Phát huy năng lực, trách nhiệm người đứng đầu các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố trong xây dựng và phát triển văn hóa, con người Điện Biên một cách toàn diện; khắc phục tình trạng buông lỏng sự lãnh đạo, coi nhẹ việc xây dựng và phát triển văn hóa, con người. Đề cao vai trò, trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức trong việc xây dựng và phát triển văn hóa, con người, thực hiện tốt Quy định trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, trước hết là Uỷ viên Ban Thường vụ Tỉnh uỷ Uỷ viên Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh.

Quan tâm công tác giáo dục truyền thống cho cán bộ, đảng viên và Nhân dân, đặc biệt là thế hệ trẻ. Tăng cường quảng bá giới thiệu về văn hóa, con người Điện Biên trên các phương tiện thông tin đại chúng, đổi mới nội dung và hình thức truyền thông trong việc thực hiện các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về xây dựng và phát triển con người Việt Nam.

Đẩy mạnh phối hợp giữa gia đình, nhà trường và xã hội; giữa các ban, ngành, đoàn thể trong công tác giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống, định hướng thẩm mỹ cho các tầng lớp nhân dân, đặc biệt là học sinh, sinh viên. Nâng cao chất lượng, hiệu quả các phong trào thi đua yêu nước, các cuộc vận động về văn hóa và xây dựng đời sống văn hóa cơ sở.

Các cơ quan báo chí, truyền thông tiếp tục đổi mới nội dung, cách thức truyền thông về Nghị quyết số 33-NQ/TW, Kết luận số 76-KL/TW, Nghị quyết số 102/NQ-CP và việc thực hiện các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về xây dựng và phát triển văn hoá, con người Việt Nam; Nghị quyết số 13-NQ/TU ngày 10/12/2014 của Tỉnh ủy về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Điện Biên đáp ứng yêu cầu phát triển của tỉnh; Nghị quyết số 11-NQ/TU ngày 29/7/2021 của Tỉnh ủy về bảo tồn và phát triển văn hóa các dân tộc tỉnh Điện Biên gắn với phát triển kinh tế-xã hội giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030.

2. Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về xây dựng và phát triển văn hoá, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước

Chỉ đạo, triển khai thực hiện có hiệu quả các quy hoạch phát triển sự nghiệp văn hóa, thể thao, du lịch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt; ưu tiên đầu tư các thiết chế văn hóa, thể thao ở cơ sở, các xã vùng cao, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, khu vực biên giới nhằm nâng cao đời sống tinh thần cho nhân dân.

Tập trung xây dựng các chương trình, đề án, dự án, sản phẩm cụ thể, sát với thực tiễn của tỉnh, đồng thời rà soát, sửa đổi, bổ sung hoàn thiện hệ thống văn bản các quy định, cơ chế, chính sách nhằm cụ thể hóa chủ trương, quan điểm của Đảng về phát triển văn hóa, đảm bảo phù hợp với yêu cầu thực tế và nguồn lực của tỉnh.

Thực hiện tốt công tác quản lý nhà nước đối với các lĩnh vực văn hóa, trong đó có các hoạt động bảo tồn di sản văn hóa, văn học - nghệ thuật, công tác gia đình, phòng, chống bạo lực gia đình, văn hóa quần chúng, văn hóa dân tộc và các loại hình kinh doanh dịch vụ văn hóa. Thực hiện nghiêm việc kiểm tra, giám sát, báo cáo định kỳ đối với từng lĩnh vực theo quy định.

Xây dựng cơ chế phối hợp giữa cơ quan quản lý nhà nước và các tổ chức xã hội; giữa ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch với các cấp, các ngành, các tổ chức chính trị - xã hội, các doanh nghiệp... nhằm phát huy sức mạnh tổng hợp và trách nhiệm cộng đồng đối với sự nghiệp phát triển văn hóa, đặc biệt là trong xây dựng đời sống văn hóa cơ sở. Tiếp tục đổi mới toàn diện nội dung và phương thức lãnh đạo, quản lý, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của nhà nước đối với sự nghiệp xây dựng và phát triển văn hoá, con người; xác định rõ những chiến lược và giải pháp lãnh đạo, quản lý phù hợp với từng đối tượng, lĩnh vực và địa bàn cụ thể.

Tiếp tục kiện toàn tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về văn hóa theo hướng tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả. Chú trọng công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý, công chức, viên chức, người lao động, nhất là cán bộ chủ chốt và những người làm công tác văn hoá, nghệ thuật thực sự am hiểu về văn hóa, có phẩm chất, bản lĩnh, năng lực chuyên môn, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ. Rà soát xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhâ lực về văn hóa, nghệ thuật; đổi mới quy trình, nội dung, phương thức tuyển dụng để trong thời gian tới khắc phục cơ bản sự thiếu hụt đội ngũ cán bộ làm công tác văn hóa, nghệ thuật đảm bảo chất lượng.

Chủ động đấu tranh phòng, chống tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống; những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trên lĩnh vực văn hóa. Ngăn chặn hiệu quả sự xâm nhập của các sản phẩm văn hóa từ bên ngoài gây phương hại đến lợi ích của quốc gia, dân tộc.

Rà soát, đổi mới và hiện đại hóa quy trình, nội dung, phương thức tuyển sinh đào tạo về văn hóa, nghệ thuật của tỉnh để khắc phục về cơ bản sự thiếu hụt đội ngũ cán bộ làm công tác văn hóa, nghệ thuật.

Tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo và liên quan đến tín ngưỡng, tôn giáo; tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo. Thường xuyên nắm chắc tình hình và giải quyết kịp thời các nguyện vọng chính đáng, hợp pháp của các tổ chức tôn giáo. Phát huy các nhân tố tích cực, nhân văn của các tôn giáo, tín ngưỡng. Phê phán, ngăn chặn các biểu hiện tiêu cực, mê tín, dị đoan và lợi dụng tôn giáo, tín ngưỡng để trục lợi, gây phương hại đến đời sống kinh tế - xã hội.

Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc triển khai thực hiện xây dựng và phát triển văn hoá, con người Điện Biên đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững của tỉnh nhà.

3. Tập trung xây dựng con người Điện Biên phát triển toàn diện

Hướng các hoạt động văn hoá, giáo dục, khoa học vào việc xây dựng con người Điện Biên có nhân cách, lối sống đẹp với các đặc tính cơ bản "yêu nước, nhân ái, nghĩa tình, trung thực, đoàn kết, cần cù, sáng tạo". Xây dựng lối sống tuân thủ pháp luật, thực hiện đạo lý "uống nước nhớ nguồn", "đền ơn đáp nghĩa", "tương thân tương ái". Khẳng định, tôn vinh, nhân rộng các giá trị tốt đẹp, nhân văn, đề cao trách nhiệm cá nhân đối với bản thân, gia đình và xã hội. Tăng cường giáo dục nâng cao ý thức, ứng xử và hành vi chuẩn mực văn hóa trong nhân dân, đặc biệt cho thanh niên, thiếu niên và nhi đồng.

Phát huy vai trò của văn học, nghệ thuật trong việc định hướng thị hiếu, thẩm mỹ, bồi dưỡng tâm hồn, tình cảm, trí tuệ, kỹ năng sống, hướng tới sự hoàn thiện nhân cách của mỗi cá nhân và xã hội; lồng ghép chương trình giáo dục nghệ thuật, đặc biệt là nghệ thuật truyền thống vào giảng dạy trong trường học, tạo điều kiện cho học sinh phát huy năng khiếu, sở trường, nâng cao hiểu biết, khả năng cảm thụ nghệ thuật, đồng thời góp phần giữ gìn và bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc.

Tiếp tục thực hiện hiệu quả Chiến lược phát triển gia đình Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030; xây dựng và thực hiện hiệu quả mô hình phòng chống bạo lực gia đình. Nâng cao nhận thức về vai trò, vị trí, trách nhiệm của gia đình và cộng đồng trong việc thực hiện chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật về hôn nhân và gia đình, bình đẳng giới, phòng, chống bạo lực gia đình, ngăn chặn các tệ nạn xã hội xâm nhập vào gia đình. Kế thừa, phát huy các giá trị truyền thống tốt đẹp của gia đình Việt Nam; tiếp thu có chọn lọc các giá trị tiên tiến của gia đình trong xã hội phát triển; thực hiện đầy đủ quyền và trách nhiệm của các thành viên trong gia đình, đặc biệt là đối với trẻ em, người cao tuổi, phụ nữ. Hoàn thiện các quy chế văn hóa ứng xử trong gia đình, nơi công cộng. Đề cao các giá trị gia đình truyền thống; vai trò, trách nhiệm của gia đình trong việc nuôi dưỡng, giáo dục và bảo vệ trẻ em, cùng với nhà trường giáo dục, hình thành nhân cách, đạo đức trong sáng và kỹ năng ứng xử của lớp trẻ trong xã hội văn minh. Đưa các quy định thực hiện nếp sống văn hóa, văn minh vào chương trình giáo dục trong các môn học phù hợp để giảng dạy ở các cấp học;

Phát triển, nâng cao chất lượng phong trào hoạt động thể dục thể thao; chú trọng các giải pháp nâng cao thể lực, tầm vóc con người Điện Biên; gắn giáo dục thể chất với giáo dục tri thức, đạo đức, kỹ năng sống, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Tuyên truyền, vận động mỗi người dân thường xuyên luyện tập thể thao; các gia đình phấn đấu đạt tiêu chuẩn gia đình thể thao; các thôn, bản, tổ dân phố có các câu lạc bộ thể dục, thể thao hoạt động thường xuyên; các cấp chính quyền, các ngành liên quan chỉ đạo các trường học thực hiện đầy đủ và có chất lượng giờ thể dục chính khóa và ngoại khóa; các đơn vị quân đội, công an rèn luyện thể thao thường xuyên, tích cực tham gia các hội thi, các giải thi đấu thể thao các cấp.

4. Đẩy mạnh việc xây dựng môi trường, đời sống văn hoá lành mạnh

Tăng cường đầu tư, khai thác và phát huy tối đa các nguồn lực văn hóa đi đôi với đổi mới nội dung, phương thức quản lý, khắc phục tình trạng đầu tư dàn trải, kém hiệu quả; tăng cường kiểm tra, giám sát, bảo đảm hiệu quả đầu tư các thiết chế văn hóa. Đổi mới, hoàn thiện các thiết chế văn hóa cơ sở, bảo đảm thiết thực, hiệu quả. Huy động mọi nguồn lực xã hội để đầu tư, xây dựng, tổ chức các hoạt động nhằm nâng cao đời sống văn hoá, thu hẹp khoảng cách hưởng thụ văn hoá giữa các vùng, miền, các tầng lớp trong xã hội.

Chấn chỉnh kịp thời việc lợi dụng hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo để tuyên truyền mê tín dị đoan, gây mất an ninh trật tự. Đấu tranh loại trừ các sản phẩm văn hoá độc hại, các hành vi tiêu cực, cơ hội, vi phạm pháp luật, truyền bá tư tưởng sai trái, lối sống thực dụng, trái thuần phong mỹ tục của dân tộc, ảnh hưởng xấu đến xây dựng và phát triển văn hoá, con người Việt Nam.

Tết té nước dân tộc Lào tại huyện Điện Biên

Đẩy mạnh xây dựng môi trường và đời sống văn hoá lành mạnh, gắn với phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá”, “xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”, gia đình văn hóa, thôn, bản, tổ dân phố văn hóa, cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa. Mở rộng hoạt động, đưa phong trào đi vào chiều sâu, có kết quả thiết thực. Thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở; xây dựng nếp sống văn hoá tiến bộ, văn minh; thực hiện nếp sống văn minh, tiết kiệm trong việc cưới, việc tang và lễ hội, đấu tranh xóa bỏ một số hủ tục, thói quen sinh hoạt lạc hậu trong đồng bào các dân tộc thiểu số. Xây dựng ý thức bảo vệ môi trường, gìn giữ, ứng xử đúng đắn với môi trường vì mục tiêu phát triển bền vững đất nước.

Tổ chức Phong trào “Cán bộ, công chức, viên chức thi đua thực hiện văn hóa công sở” tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về ý thức và hành động; tự tu dưỡng, rèn luyện, nâng cao ý thức, đạo đức công vụ, đạo đức nghề nghiệp của cán bộ, công chức, viên chức; tăng cường kỷ cương, kỷ luật hành chính; phòng, chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí qua đó tiếp tục xây dựng hình ảnh đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức gương mẫu, tận tụy, chuẩn mực, chuyên nghiệp, trách nhiệm, kỷ cương, tận tình, thân thiện.

Xây dựng môi trường văn hóa ở khu dân cư, xây dựng văn hóa doanh nghiệp, văn hóa doanh nhân, văn hóa ứng xử văn minh nơi công cộng và thói quen ứng xử có văn hóa, đúng pháp luật khi tham gia giao thông.

Phát hiện, bồi dưỡng tài năng văn hóa - nghệ thuật; tạo môi trường thuận lợi để đội ngũ văn nghệ sỹ phát huy năng lực sáng tạo. Đấu tranh đẩy lùi hủ tục, lạc hậu, các hành vi sai trái, tiêu cực, ảnh hưởng xấu đến nhân cách con người, nền văn hóa dân tộc. Quy định chế độ khen thưởng đối với tập thể, cá nhân hoạt động trong lĩnh vực văn học, nghệ thuật đạt giải tại các cuộc liên hoan, hội thi, hội diễn khu vực, toàn quốc; khen thưởng kịp thời văn nghệ sĩ, người có công gìn giữ, bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hoá các dân tộc; xét, đề nghị phong tặng danh hiệu “Nghệ sỹ nhân dân”, “Nghệ sỹ ưu tú” trong lĩnh vực nghệ thuật; “Nghệ nhân nhân dân”, “Nghệ nhân ưu tú” trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể.

Phát động phong trào thi đua “Học tập, lao động, sáng tạo” và phong trào xây dựng “Người tốt việc tốt”, các điển hình tiên tiến gắn với các phong trào thi đua yêu nước để triển khai đảm bảo thiết thực, hiệu quả. Xây dựng Bộ tiêu chí, bình xét, vinh danh “Người tốt việc tốt” nhằm tôn vinh công dân tiêu biểu trên các lĩnh vực của đời sống xã hội, tạo động lực thi đua trong lao động, sản xuất; từ đó nâng cao phẩm chất đạo đức, lối sống, xây dựng hình ảnh con người Điện Biên trong thời kỳ mới.

Chú trọng công tác bảo vệ, bồi dưỡng, giáo dục các giá trị văn hoá tốt đẹp, ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ em, thiếu niên, nhi đồng. Quan tâm đến người già, phụ nữ, bảo đảm an sinh xã hội và chăm lo cho người nghèo, người khuyết tật.

Thực hiện hiệu quả công tác phòng, chống tệ nạn xã hội, xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh; gắn kết xây dựng môi trường văn hóa với bảo vệ môi trường sinh thái và cảnh quan thiên nhiên. Thực hiện các giải pháp đột phá nhằm ngăn chặn có hiệu quả sự xuống cấp về đạo đức, lối sông, đẩy lùi tiêu cực xã hội. Chủ động đấu tranh loại trừ các sản phẩm văn hóa độc hại; lối sống vị kỷ, thực dụng; các hành vi mê tín dị đoan, trái thuần phong mỹ tục của dân tộc, vi phạm pháp luật, ảnh hưởng xấu đến sự nghiệp xây dựng và phát triển văn hoá, con người Việt Nam.

5. Tăng cường xây dựng văn hoá chính trị và văn hóa kinh tế

Tiếp tục chỉ đạo, tổ chức thực hiện có hiệu quả công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng. Coi trọng xây dựng văn hoá từ trong Đảng, trong bộ máy hành chính các cấp. Đẩy mạnh việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh gắn với triển khai thực hiện có hiệu quả Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XII) về “Tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ” trên địa bàn toàn tỉnh; thực hiện nghiêm các quy định về nêu gương đối với cán bộ, đảng viên, nhất là với cán bộ lãnh đạo, người đứng đầu các tổ chức trong hệ thống chính trị, đội ngũ những người làm công tác giáo dục, văn nghệ sĩ và cán bộ lãnh đạo, quản lý văn hoá, lãnh đạo doanh nghiệp và những người có tầm ảnh hưởng quan trọng trong cộng đồng và xã hội. Chủ động phát hiện, đấu tranh, ngăn chặn, xử lý nghiêm các biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hoá”, hành vi tham nhũng, lãng phí, tiêu cực trong hệ thống chính trị và xã hội.

 Xây dựng hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh; thực hiện nghiêm các quy định về nêu gương đối với cán bộ, đảng viên, nhất là với cán bộ lãnh đạo, người đứng đầu, đội ngũ những người làm công tác giáo dục, văn nghệ sĩ và những người có tầm ảnh hưởng lớn trong cộng đồng và xã hội; xây dựng và thực hiện các chuẩn mực văn hóa đạo đức trong lãnh đạo, quản lý, làm cơ sở cho cán bộ, đảng viên tự điều chỉnh hành vi ứng xử trong công việc hằng ngày.

Tiếp tục đẩy mạnh xây dựng chính quyền điện tử, cải cách thủ tục hành chính, công khai quy trình giải quyết thủ tục hành chính phục vụ doanh nghiệp và người dânnhằm minh bạch hóa hoạt động của cả hệ thống chính trị.

Chú trọng yếu tố văn hoá và con người trong phát triển kinh tế. Đẩy mạnh triển khai xây dựng văn hoá doanh nghiệp, tinh thần khởi nghiệp, xây dựng đội ngũ doanh nhân giỏi, kinh doanh đúng pháp luật, đóng góp có trách nhiệm cho cộng đồng và xã hội.

6. Tiếp tục nâng cao chất lượng, hiệu quả các hoạt động văn hoá, nghệ thuật

Đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động văn hóa, đặc biệt là các hoạt động văn hóa, văn nghệ ở cơ sở, thu hẹp khoảng cách trong mức hưởng thụ văn hóa của người dân. Chú trọng nâng cao hiệu quả thực hiện nhiệm vụ phát triển văn hóa nông thôn, văn hóa trong các cơ quan, đơn vị; quan tâm chăm lo đời sống văn hóa tinh thần cho nhân dân. Gắn kết xây dựng môi trường văn hóa với bảo vệ môi trường sinh thái. Bảo tồn và phát huy giá trị các di sản văn hóa truyền thống gắn với phát triển du lịch. Chú trọng thực hiện các chương trình phục hồi, bảo tồn một số loại hình nghệ thuật truyền thống có nguy cơ mai một; giữ gìn và phát huy di sản văn hoá các dân tộc thiểu số. Tạo điều kiện, khuyến khích đội ngũ văn nghệ sĩ để có nhiều tác phẩm có giá trị tư tưởng và nghệ thuật.

Đa dạng hóa các phương thức hoạt động, khai thác hiệu quả hệ thống thiết chế văn hóa từ tỉnh đến cơ sở, như hệ thống nhà văn hóa; thư viện, kết nối các hoạt động thư viện tỉnh với thư viện huyện và tủ sách cơ sở, tủ sách các cơ quan, trường học, lực lượng vũ trang; xây dựng hệ thống thư viện điện tử. Nâng cao công tác quản lý các hoạt động điện ảnh. Chú trọng nâng cao chất lượng hoạt động Đoàn Nghệ thuật, Thư viện tỉnh, Bảo tàng tỉnh, Bảo tàng Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, Ban Quản lý di tích tỉnh; Trung tâm Văn hóa, Điện ảnh tỉnh và các Trung tâm Văn hóa - Truyền thanh - Truyền hình các huyện, thành phố.

Đổi mới phương thức hoạt động của Hội Văn học - Nghệ thuật tỉnh, nâng cao tính chuyên nghiệp; đồng thời phát triển sâu rộng văn học, nghệ thuật quần chúng nhằm tập hợp, phát triển hội viên về số lượng, chất lượng. Nâng cao chất lượng hiệu quả quản lý nhà nước về báo chí và xuất bản phục vụ yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, bảo đảm đáp ứng nhu cầu thông tin, giải trí và hưởng thụ các sản phẩm văn hóa ngày càng cao của nhân dân. Tăng cường công tác quản lý thông tin trên mạng Internet để định hướng tư tưởng và thẩm mỹ cho các tầng lớp nhân dân, nhất là cho thanh niên, thiếu niên.

Tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ hiện đại để tư liệu hóa, số hóa di sản văn hóa và thiên nhiên, tiến tới xây dựng bản đồ số di sản và hình thành cơ sở dữ liệu quốc gia trong Hệ tri thức Việt số hóa, đáp ứng yêu cầu bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa và thiên nhiên trong thời kỳ cách mạng 4.0.

Quan tâm bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể, các di tích lịch sử - văn hoá tiêu biểu cấp quốc gia và di tích cấp quốc gia đặc biệt Chiến trường Điện Biên Phủ trở thành những sản phẩm văn hóa, du lịch đặc trưng vừa phục vụ giáo dục truyền thống lịch sử cách mạng, vừa thúc đẩy phát triển kinh tế, nhất là những di sản văn hóa tiêu biểu đã được cấp có thẩm quyền công nhận.

Chú trọng đầu tư, xây dựng, nâng cấp các thiết chế văn hóa, thể thao từ tỉnh đến cơ sở đảm bảo tính đồng bộ và phát huy hiệu quả các hoạt động văn hóa, thể thao, du lịch; quan tâm đầu tư, phát huy hiệu quả trạm truyền thanh xã, phường, thị trấn để đáp ứng tốt nhiệm vụ thông tin, truyền thông tại cơ sở. Hỗ trợ phát triển văn hóa dân tộc thiểu số và một số loại hình nghệ thuật truyền thống các dân tộc.

Tiếp tục tham mưu, đề xuất các cơ chế chính sách đãi ngộ, phát huy tài năng sáng tạo của các văn nghệ sĩ; rà soát, thực hiện tốt chính sách đãi ngộ đối với các nghệ nhân trong công tác truyền dạy, bảo tồn văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số.

Xây dựng cơ chế, tập trung nguồn lực đầu tư cho công tác đào tạo, bồi dưỡng, phát triển năng khiếu, tài năng nghệ thuật. Đổi mới phương thức giao nhiệm vụ, đẩy mạnh cơ chế đặt hàng sáng tác để có nhiều tác phẩm có giá trị tư tưởng và nghệ thuật, hướng đến các chủ đề lịch sử, cách mạng, các giá trị truyền thống, ca ngợi phẩm chất tốt đẹp của con người...

Tiếp tục đổi mới nội dung, nâng cao chất lượng hoạt động các phong trào, cuộc vận động về xây dựng đời sống văn hóa gắn với xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh, khắc phục bệnh thành tích, bệnh hình thức.

7. Tăng cường bảo hộ quyền tác giả, quyền liên quan và phát triển các ngành công nghiệp văn hoá

Nâng cao hiệu quả việc thực thi quyền sở hữu trí tuệ và các quyền liên quan; khuyến khích, thu hút đầu tư cơ sở vật chất, kỹ thuật, công nghệ tiên tiến, tạo thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân tham gia xây dựng, phát triển thị trường văn hoá và các ngành công nghiệp văn hoá, thúc đẩy cạnh tranh lành mạnh trên thị trường.

Phát huy mặt tích cực của cơ chế thị trường; tăng cường và đa dạng hoá các nguồn lực đầu tư để phát triển công nghiệp văn hoá. Có giải pháp đồng bộ, tổ chức thực hiện có hiệu quả Chiến lược phát triển các ngành công nghiệp văn hoá trên địa bàn tỉnh; tập trung đầu tư, phát huy thế mạnh của văn hóa dân tộc, đẩy mạnh xuất khẩu các sản phẩm văn hóa, dịch vụ văn hóa; phát triển thị trường văn hóa, thông tin lành mạnh.

Chú trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực chất lượng cao cho các ngành công nghiệp văn hóa; xây dựng cơ chế, chính sách nhằm khuyến khích, phát huy tối đa tiềm năng, khả năng sáng tạo; phát huy vai trò của khoa học, công nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin, công nghệ số; xây dựng, củng cố hệ thống từ sản xuất đến cung ứng, quảng bá sản phẩm, dịch vụ văn hóa tới công chúng.

8. Chủ động, tích cực hội nhập quốc tế về văn hoá, tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại và giới thiệu, quảng bá hình ảnh Điện Biên và văn hoá Điện Biên

Tăng cường quảng bá giới thiệu về văn hóa, con người Điện Biên trên các phương tiện thông tin đại chúng; đồng thời, nâng cao chất lượng các ấn phẩm, sách báo giới thiệu về văn hóa, du lịch của tỉnh Điện Biên để quảng bá, giới thiệu với bạn bè quốc tế. Thường xuyên tổ chức và đăng cai tổ chức các sự kiện văn hóa nghệ thuật khu vực và toàn quốc tại Điện Biên, thu hút sự tham gia của các nghệ sĩ và các tổ chức văn hóa nghệ thuật có uy tín, được đông đảo công chúng quan tâm. Tiếp tục đẩy mạnh công tác thông tin đối ngoại nhằm tăng cường quảng bá hình ảnh Điện Biên tới bạn bè quốc tế, đặc biệt là quảng bá những nét văn hóa đặc sắc, truyền thống lịch sử và các di sản văn hóa tiêu biểu của tỉnh.

Đổi mới hình thức quảng bá hình ảnh, các giá trị văn hoá, vùng đất, con người Điện Biên, tiềm năng phát triển du lịch, các giá trị di sản văn hóa tiêu biểu của tỉnh thông qua các chương trình, sự kiện, lễ hội văn hóa, biểu diễn nghệ thuật và các hoạt động xúc tiến thương mại du lịch. Tiếp thu có chọn lọc và phổ biến các giá trị nhân vǎn, khoa học, tiến bộ của nhân loại để làm giàu văn hóa địa phương, đồng thời hạn chế, khắc phục những ảnh hưởng tiêu cực, mặt trái của hội nhập quốc tế.

Đề triển khai hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp nêu trên, UBND tỉnh giao Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp với các sở ngành và UBND các huyện, thị xã, thành phố tham mưu cho UBND tỉnh chỉ đạo tổ chức thực hiện, tham mưu cho UBND tỉnh kiểm tra, đôn đốc các cơ quan, đơn vị triển khai các nội dung của Kế hoạch; tổ chức sơ kết, tổng kết đánh giá kết quả thực hiện Kế hoạch.


Đánh giá:

lượt đánh giá: , trung bình:



 Liên kết website
Thống kê: 10.155.872
Online: 47