Khái niệm tư liệu hóa di sản và tư liệu hóa di sản theo quan niệm của UNESCO

Hiểu theo nghĩa rộng, tư liệu hóa di sản (heritage documentation) bao gồm hai hoạt động chính: Ghi nhận các thông tin về di sản, bao gồm đặc điểm vật chất, lịch sử, và các vấn đề liên quan; Quá trình tổ chức, diễn giải và quản lý thông tin đó

Tư liệu hóa di sản là một quá trình liên tục cho phép việc theo dõi, duy trì và tạo ra những hiểu biết cần thiết cho việc bảo tồn nhờ vào việc cung cấp những thông tin chính xác và kịp thời. Tư liệu hóa vừa là sản phẩm và vừa là hành động đáp ứng các nhu cầu thông tin trong quản lý di sản. Hoạt động này cung cấp hàng loạt các tài nguyên hữu hình và vô hình như số liệu, tường thuật, mô tả theo chủ đề và các hồ sơ xã hội của di sản văn hóa.

Mục tiêu của UNESCO không phải là thiết lập một mô hình chính sách văn hóa mà xác định các yếu tố cấu thành của một chính sách văn hóa để qua đó UNESCO, với tư cách là một tổ chức quốc tế, có thể cung cấp nhưng trợ giúp về mặt khái niệm và phương pháp.” (Thư gửi các nước thành viên, 1967): 193 thành viên chính thức và 11 thành viên liên kết; Các văn phòng tại quốc gia và khu vực, Viện nghiên cứu, Mạng lưới liên kết, NGOs, Cơ quan cấp 2….

Xây dựng các danh mục kiểm kê mới

Kiểm kê là một quá trình mở và không ngừng phát triển; các cách tiếp cận nên được phát triển theo thời gian để đáp ứng các kết quả giám sát và đánh giá. Ở điểm khởi đầu của mỗi dự án kiểm kê, trước hết cần xây dựng một cơ chế sơ lược và thử nghiệm cơ chế này ở phạm vi hạn chế. Điều quan trọng cần lưu ý chính là việc các danh mục kiểm kê di sản văn hóa phi vật thể luôn là công việc đang diễn ra nếu xét trên bản chất không ngừng thay đổi của loại hình di sản này.

Xây dựng một hay nhiều danh mục kiểm kê mới thường bao gồm 4 bước chính: (1) lập kế hoạch; (2) thu thập thông tin/tư liệu hóa; (3) hệ thống hóa/đánh giá và lưu trữ các thông tin thu thập được; (4) soạn thảo và công bố các nội dung của danh mục kiểm kê.

Tư liệu hóa

Trong bối cảnh kiểm kê di sản văn hóa phi vật thể, tư liệu hóa có thể diễn ra theo nhiều hình thức khác nhau, từ thu thập dữ liệu bằng các biểu mẫu đơn giản cho đến việc ghi nhận chuyên sâu và truy xuất dữ liệu.

Sau quá trình tư liệu hóa chuyên sâu, có thể diễn ra việc lưu trữ các dữ liệu thu thập được như các biểu mẫu, ghi chú đã hoàn thành, biên bản ghi âm, các bản ghi âm, ảnh và các bản thảo/bài viết. Các cộng đồng và nhóm thường có cách thức tư liệu hóa riêng của họ như các cuốn sách bài hát hoặc các văn bản thiêng, mẫu dệt hoặc sách hoa văn, hoặc các biểu tượng và hình ảnh tạo nên những ghi nhận về các biểu đạt di sản văn hóa phi vật thể và tri thức.

Dữ liệu được thu thập có thể được bảo quản và lưu giữ tại các trung tâm cộng đồng, các trung tâm lưu trữ địa phương, bảo tàng và thư viện và nhờ vào đó thông tin được các cộng đồng liên quan sử dụng. Một số thông tin có thể được phổ biến thông qua các cơ sỏ dữ liệu, website hoặc mạng xã hội.

Di sản văn hóa và các văn bản hướng dẫn theo quy định tại Việt Nam

Luật Di sản văn hóa số 28/2001-QH10 được Quốc hội thông qua ngày 29 tháng 6 năm 2001; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Di sản văn hoá số 32/2009-QH12, ngày 18 tháng 6 năm 2009

Cụ thể việc quy định về di sản văn hóa phi vật thể, vật thể và tư liệu hóa di sản văn hóa tại điều 17, điều 18 và điều 19, điều 31

Nghị địnhsố 98/2010/NĐ-CP ngày 21/9/2010 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Di sản văn hóa và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Di sản văn hóa quy định tại  Điều 5. Tiêu chí lựa chọn di sản văn hóa phi vật thể để đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia; Điều 6. Tiêu chí lựa chọn và trình tự, thủ tục lập hồ sơ di sản văn hóa phi vật thể tiêu biểu đề nghị Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc đưa vào Danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại và Danh sách Di sản văn hóa phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp.

Thông tư số 04/2010/TT-BVHTTDL, ngày 30/6/2010 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định về việc kiểm kê và lập hồ sơ khoa học di sản văn hóa phi vật thể để đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia.

Quy định cụ thể Đối tượng kiểm kê, Nội dung kiểm kê, quy trình kiểm kê và phương pháp kiểm kê di sản văn hóa phi vật thể.

 Những lợi thế và bất cập khi áp dụng quy định của UNESCO về di sản văn hóa vào Việt Nam

Lợi thế

UNESCO quy định: Đề ra một chính sách chung để trao cho di sản văn hoá và tự nhiên một chức năng nhất định trong đời sống tập thể và đưa việc bảo vệ di sản đó vào các chương trình của việc kế hoạch hoá chung đã tạo ra cho các nước thành viên trong đó có Việt Nam phải ban hành các văn bản pháp lý cho việc bảo vệ di sản văn hóa và có kế hoạch chung cho việc bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa, cụ thể ở đây là Luật Di sản văn hóa năm 2001 và sửa đổi bổ sung năm 2009 và các văn bản hướng dẫn Luật đã tạo ra hành lang pháp lý cho việc bảo vệ và phát huy giá trị di tích.

UNESCO quy định: Thành lập trên lãnh thổ của mình (trong trường hợp chưa có) một hoặc một vài cơ quan bảo vệ, bảo tồn và tôn tạo di sản văn hoá và tự nhiên, có số nhân viên thích hợp và có đủ phương tiện thực hiện các nhiệm vụ được giao. Việc quy định trên đã tạo cơ sở và củng cố hệ thống các cơ quan bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa từ trung ương đến cơ sở trong việc bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa ở Việt Nam từ các cơ quan nghiên cứu chuyên ngành ở trung ương; cơ quan quản lý ở trung ương đến cấp tỉnh, huyện và xã.

UNESCO quy định: Phát triển các công trình nghiên cứu và tìm tòi khoa học - kỹ thuật và cải tiến các phương pháp can thiệp cho phép một quốc gia ứng phó với những tai hoạ đang đe doạ di sản văn hoá hay tự nhiên của nó; Áp dụng các biện pháp luật pháp, khoa học - kỹ thuật, hành chính và tài chính thích hợp để xác định, bảo vệ, bảo tồn, tôn tạo và tái sử dụng di sản đó; Tạo điều kiện thuận lợi cho việc thành lập hoặc phát triển các trung tâm quốc gia hoặc vùng về đào tạo cán bộ trong lĩnh vực bảo vệ, bảo tồn và tôn tạo di sản văn hoá và tự nhiên, khuyến khích việc nghiên cứu khoa học về lĩnh vực này.

Việc quy định trên nhằm tăng sự đầu tư của nhà nước và xã hội trong việc nghiên cứu, áp dụng các kỹ thuật mới tiên tiến và các trung tâm nghiên cứu về di sản văn hóa đã tạo hành lang trong việc đầu tư nhiều hơn, nhiều mặt vào nghiên cứu, phục dựng trong việc bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa ở Việt Nam.

 UNESCO quy định việc kiểm kê di sản văn hóa và các hình thức bảo vệ di sản văn hóa đã có tác động tích cực trong việc kiểm kê di sản văn hóa phi vật thể ở Việt Nam ban hành Thông tư 04 quy định cụ thể việc kiểm kê di sản văn hóa phi vật thể từ đó lựa chọn các di sản được cộng đồng lưu giữ tốt để đề nghị Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia và lựa chọn các di sản đề nghị UNESCO ghi danh vào danh sách di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại.

UNESCO quy định: thường xuyên có khuyến cáo đối với việc bảo vệ di sản văn hóa đi sai hướng không đúng với di sản vốn có để các nước thành viên trong đó có Việt Nam chấn chỉnh những tác động xấu đến việc bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa.

UNESCO quy định: việc tư liệu hóa di sản nhằm lưu giữ lâu dài và làm tài liệu nghiên cứu đã tạo điều kiện thuận lợi trong việc quy định cách thức lưu trữ tài liệu.

UNESCO quy định: vai trò của cộng đồng trong việc bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa có vai trò quyết định điều này đã tác động đến chính sách của Việt Nam trong việc yếu tố tiên quyết trong việc đưa một di sản vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia là di sản đó phải được cộng đồng thực hành thường xuyên và muốn bảo tồn, phát huy di sản đó.

Bất cập

UNESCO quy định: việc kiểm kê di sản văn hóa phải tiến hành hằng năm, theo Thông tư 04 cũng quy định như vậy gây nhiều khó khăn cho các địa phương khi thực hiện do kinh phí hạn hẹp, nguồn lực hạn chế và cũng chưa thật sự hợp lý vì một năm cũng chưa thể làm biến dạng hay thay đổi di sản văn hóa đặc biệt là di sản văn hóa phi vật thể.

UNESCO quy định: Phải có các trung tâm lưu trữ để lưu trữ các tài liệu trong việc bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa; đây cũng là bất cập vì điều kiện kinh tế nhiều nước trong đó có Việt Nam còn khó khăn việc xây dựng các trung tâm lưu trữ chỉ xây dựng được ở các cơ quan trung ương đối với các địa phương còn khó khăn nên quy định mở hơn.

UNESCO quy định: Xây dựng các danh mục kiểm kê mới đây cũng là thách thức đòi hỏi phải có nghiên cứu chuyên sâu và đầuu tư lớn, do vậy cần có quy định cụ thể hơn việc thực hiện này có thể chỉ thực hiện đối với các di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO ghi danh hoặc di sản văn hóa phi vật thể được đưa vào danh mục.

Thực tiễn và cách thức triển khai việc kiểm kê di sản văn hóa phi vật thể ở Điện Biên

Từ hướng dẫn của Bộ Văn hóa, Thể thao và du lịch về công tác kiểm kê di sản văn hóa phi vật thể, căn cứ tình hình thực tế của tỉnh Điện Biên có nhiều thành phần dân tộc sống phân bố ở khắp các huyện, thị xã, thành phố, do vậy cần phải lựa chọn phương án tổng kiểm kê di sản văn hóa phi vật thể trên địa bàn toàn tỉnh để nhận diện một cách chung nhất về sự tồn tại của di sản, từ đó tham mưu UBND tỉnh, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch kế hoạch, hướng dẫn triển khai thực hiện công tác tổng kiểm kê di sản văn hóa phi vật thể trong các giai đoạn cụ thể.

Việc đầu tiên để cụ thể hóa việc kiểm kê được thuận lợi là xây dựng phiếu kiểm kê và các bảng biểu liên quan cũng như khung nội dung báo cáo về 07 loại hình di sản văn hóa phi vật thể dành cho các huyện, thị xã, thành phố cần phải được xây dựng chi tiết.

Khung nội dung báo cáo như một công thức chung để Tổ kiểm kê cấp huyện rà soát, lựa chọn và tổng hợp thông tin về kết quả kiểm kê báo cáo Ban kiểm kê cấp tỉnh. Trên cơ sở đó công tác tổng hợp chung trên địa bàn toàn tỉnh cũng thuận lợi và dễ dàng hơn.

Phiếu kiểm kê đã được chi tiết hóa các nội dung để hỏi, có kèm hướng dẫn điền, ghi phiếu cho thống nhất và phù hợp với nội dung đưa ra. Tổ chức kiểm kê thử để đánh giá tính lo gic, hợp lý và có sự điều chỉnh nội dung của phiếu kiểm kê trước khi phát hành tới các huyện, thị xã, thành phố.

 Bản thân cuốn phiếu kiểm kê được xây dựng đã chứa đựng những thông tin đa chiều để đặt những câu hỏi tương thích về các loại hình DSVHPVT khi phỏng vấn các chủ thể văn hóa. Do vậy phiếu kiểm kê là phương tiện quan trọng góp phần vào sự thành công của công tác tổng kiểm kê.

Quá trình tổng kiểm kê đã đồng nghĩa với quá trình tư liệu di sản văn hóa phi vật thể  bởi đã lập được hồ sơ lưu giữ phục vụ việc nghiên cứu và bảo tồn lâu dài di sản văn hóa phi vật thể.

Từ những quy định của UNESCO đã tạo cơ sở hành lang pháp lý trong việc xây dựng Luật Di sản Văn hóa và các văn bản hướng dẫn trong việc thực thi việc bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa trên địa bàn cả nước. Từ đây việc bảo vệ, phát huy giá trị di sản văn hóa đã được bài bản quy củ và có quy định cụ thể, phân rõ được trách nhiệm của các ngành, các cấp, cộng đồng thực hành di sản; tất các các thành phần đều có vai trò trong việc bảo vệ phát huy giá trị di sản văn hóa, trong đó nhà nước giữ vai trò định hướng và đề ra các chính sách phù hợp; tuy nhiên trong quá trình áp dụng các quy định cụ thể vào tình hình cụ thể của mỗi nước và địa phương cũng cần có sáng tạo và áp dụng vào thực tiễn để phù hợp với điều kiện và thực tiễn thì việc bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa mới đạt hiệu quả cao như mong muốn.


Đánh giá:

lượt đánh giá: , trung bình:



 Liên kết website
Thống kê: 10.158.429
Online: 56