Phòng, chống tham nhũng là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị dưới sự lãnh đạo của Đảng, phát huy sức mạnh tổng hợp của các ngành, các cấp, nhấn mạnh trách nhiệm của người đứng đầu các cơ quan, tổ chức, đơn vị, đề cao vai trò của xã hội, các tổ chức đoàn thể và quần chúng nhân dân. Đấu tranh chống tham nhũng phải gắn liền và phục vụ cho đổi mới kinh tế - xã hội, giữ vững ổn định chính trị, tăng cường đại đoàn kết toàn dân và xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa trong thời kỳ đổi mới.

Trong những năm gần đây, tệ nạn tham nhũng đã có những diễn biến hết sức phức tạp, tác động tiêu cực đến nhiều mặt của đời sống xã hội, chính vì thế Đảng ta cũng đã xác định tham nhũng là một trong 4 nguy cơ lớn đe dọa đến sự sống còn của chế độ và sự nghiệp đổi mới của đất nước.

Chiến lược quốc gia về phòng, chống tham nhũng đến năm 2020 của Chính phủ cũng xác định “Phòng, chống tham nhũng là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị dưới sự lãnh đạo của Đảng, phát huy sức mạnh tổng hợp của các ngành, các cấp, nhấn mạnh trách nhiệm của người đứng đầu các cơ quan, tổ chức, đơn vị, đề cao vai trò của xã hội, các tổ chức đoàn thể và quần chúng nhân dân phòng, chống tham nhũng là nhiệm vụ quan trọng, vừa cấp bách vừa lâu dài, xuyên suốt quá trình phát triển kinh tế - xã hội và xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa trong thời kỳ đổi mới”.

Tuy nhiên, trong thời gian vừa qua, hành vi nhũng nhiễu, quan liêu, hách dịch, cửa quyền của một số cán bộ ở cơ sở đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín, danh dự của đảng, làm xói mòn lòng tin của nhân dân đối với đảng.

Những nguyên nhân dẫn đến tệ nạn tham nhũng:

- Hệ thống chính trị chậm được đổi mới, trình độ quản lý còn lạc hậu vẫn đang chịu ảnh hưởng nặng nề của việc quản lý tập trung bao cấp, cơ chế xin cho tạo ra các kẽ hở cho tệ nạn tham nhũng nảy sinh và phát triển. Cơ chế chính sách pháp luật về công tác phòng, chống tham nhũng chưa đầy đủ, thiếu đồng bộ, thiếu nhất quán, việc phân cấp quản lý giữa Trung ương và địa phương chưa rõ ràng.

- Do ảnh hưởng của mặt trái cơ chế thị trường lối sống thực dụng và văn hóa biếu, nhận quà tặng đang bị lợi dụng dẫn đến những hành vi đưa hối lộ cho cán bộ, công chức trong cơ quan để dễ dàng làm ăn, dễ dàng chiếm đoạt tiền của Nhà nước và nhân dân, làm giàu bất chính. Ngoài ra, thu nhập của cán bộ, công chức không đủ đảm bảo nhu cầu cuộc sống đã thúc đẩy một bộ phận cán bộ, công chức thực hiện hành vi tham nhũng, tiêu cực khi có cơ hội.

- Sự lãnh đạo, chỉ đạo đối với công tác phòng ngừa và đấu tranh chống tham nhũng chưa chặt chẽ, sâu sát, thường xuyên; xử lý hành vi tham nhũng chưa nghiêm, vẫn còn sự nể nang, né tránh, bao che cho những người có hành vi tham nhũng. Cải cách hành chính còn chậm, cơ chế “xin cho” chưa được khắc phục triệt để; thiếu các công cụ phát hiện và xử lý tham nhũng hữu hiệu.

- Bên cạnh đó, việc huy động tổng thể lực lượng toàn xã hội tham gia đấu tranh chống tham nhũng chưa được quan tâm đúng mức. Công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức của xã hội về tham nhũng và đấu tranh chống tham nhũng chưa tạo ra sự chuyển biến tích cực.

Đảng ta đã đưa ra một số giải pháp phát huy vai trò của hệ thống chính trị cơ sở trong công tác phòng, chống tham nhũng như sau:

Một là, tuyên truyền phổ biến, quán triệt chủ trương, chính sách, pháp luật về phòng, chống tham nhũng, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ, tích cực, thống nhất có hiệu quả từ nhận thức đến hành động của cán bộ,công chức, viên chức trong việc phòng, chống tham nhũng.

Hai là, tiếp tục hoàn thiện thể chế về quản lý kinh tế - xã hội để phòng, chống tham nhũng.

Ba là, tiếp tục thực hiện nghiêm cơ chế, chính sách về công tác tổ chức – cán bộ thuộc cấp cơ sở để phòng, chống tham nhũng.

Bốn là, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát để nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống tham nhũng.

Năm là, tăng cường vai trò giám sát trong công tác phòng, chống tham nhũng.

 

 


Đánh giá:

lượt đánh giá: , trung bình:



 Bình luận


Mã xác thực không đúng.
     Liên kết website
    Thống kê: 10.365.353
    Online: 61