Bộ Tài chính vừa ban hành Thông tư 04/2023/TT-BTC ngày 09/1/2023 hướng dẫn quản lý, thu chi tài chính cho công tác tổ chức lễ hội và tiền công đức.

 Theo đó, Thông tư gồm 4 Chương, 18 điều hướng dẫn chi tiết việc quản lý, thu chi tài chính cho công tác tổ chức lễ hội, quản lý thu chi tiền công đức, tài trợ cho di tích và hoạt động lễ hội.

 Ngoài 2 chương Quy định chung và Tổ chức thực hiện, Thông tư dành 5 Điều chi tiết quy định: Nguồn tài chính tài trợ cho di tích; Tiếp nhận, quản lý, sử dụng kinh phí đối với lễ hội do cơ quan nhà nước tổ chức; Tiếp nhận, quản lý, sử dụng kinh phí đối với lễ hội không phải do cơ quan nhà nước tổ chức; Nội dung chi, mức chi cho công tác tổ chức lễ hội trong đó đáng chú ý là quy định “Mở tài khoản tiền gửi tại Kho bạc Nhà nước hoặc ngân hàng thương mại để phản ánh việc tiếp nhận, quản lý và sử dụng kinh phí cho công tác tổ chức lễ hội theo hình thức chuyển khoản, phương thức thanh toán điện tử; Đối với Lễ hội không do cơ quan tổ chức thì tổ chức, cá nhân tổ chức lễ hội phải mở sổ sách ghi chép đầy đủ các khoản thu, chi cho công tác tổ chức lễ hội; tự quyết định và chịu trách nhiệm về việc tiếp nhận, quản lý và sử dụng kinh phí cho công tác tổ chức lễ hội, bảo đảm phù hợp với tôn chỉ, mục đích tổ chức lễ hội và quy định của pháp luật”.

Thông tư dành 7 Điều quy định cho việc tiếp nhận, công đức tài trợ cho di tích, Lễ hội. Đây là nội dung hết sức cần thiết, gây nhiều khó khăn trong công tác di tích trước đây. Cụ thể: quy định rõ các hình thức tiếp nhận tiền công đức, tài trợ; Quản lý, sử dụng tiền công đức, tài trợ cho di tích đồng thời là cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng, tôn giáo, thuộc sử hữu tư nhân, đơn vị sự nghiệp công lập quản lý, sử dụng. Đặc biệt, Thông tư quy định rõ các nội dung chi, mức chi bảo vệ và phát huy giá trị di tích.

Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 19 tháng 3 năm 2023.

 

 

 

 


Đánh giá:

lượt đánh giá: , trung bình:



 Liên kết website
Thống kê: 10.319.577
Online: 65