Triển khai nhiệm vụ chuyển đổ năm 2023 mặc dù có nhiều khó khăn nhưng với sự lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt của ban lãnh đạo Sở, nên đã đạt được nhiều kết quả bước đầu quan trọng và một số mặt có sự tiến bộ rõ rệt, cụ thể như sau:
Về phát triển hạ tầng số: Sở đã thực hiện việc nâng cấp trang thiết bị công nghệ thông tin (CNTT) đáp ứng việc cài đặt, sử dụng các phần mềm ứng dụng, đảm bảo việc gửi, nhận văn bản điện tử trên hệ thống Quản lý văn bản và điều hành giữa các cơ quan trong và ngoài tỉnh được ổn định và thông suốt. 100 % các đơn vị thuộc Sở có hạ tầng mạng cáp quang băng thông rộng; 100% công chức các phòng khối quản lý nhà nước, 43% viên chức các đơn vị trực thuộc được trang bị máy tính để làm việc. Hệ thống mạng nội bộ (LAN) của Sở luôn duy trì ổn định đảm bảo kết nối internet tốc độ cao. Kết nối vào mạng truyền số liệu chuyên dùng và lắp đặt thiết bị tường lửa cho hệ thống mạng. Tổng số máy Sở, đơn vị: 215 máy, trong đó: 61 máy tính (máy tính để bàn và máy tính xách tay) tại Sở; 154 máy tính (máy tính để bàn và máy tính xách tay) tại các đơn vị thuộc Sở. Máy tính xử lý tài liệu mật: 12 máy (04 máy tại Sở và 8 máy tại đơn vị). Sở và các đơn vị thuộc Sở đã trang bị thiết bị ngoại vi như: máy in, máy photo, máy scan. Trên 90% công chức, viên chức sử dụng điện thoại thông minh, trên 20% điện thoại triển khai dịch vụ mạng di động 4G. Trang bị cơ sở vật chất, đảm bảo công chức làm việc tại Bộ phận Một cửa được trang bị máy tính có kết nối mạng phục vụ công dân đến giao dịch tại bộ phận. Trang bị máy scan phục vụ số hóa hồ sơ, giấy tờ; máy in; máy photo.
Về phát triển dữ liệu số: Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu chuyên dùng về di sản văn hóa (http://qldsvh.svhttdl.dienbien.gov.vn/) trên nền tảng công nghệ số thống nhất, phục vụ công tác lưu trữ, quản lý, nghiên cứu, bảo tồn, khai thác, quảng bá di sản, thúc đẩy phát triển du lịch bền vững. Tiến tới chuyển đổi số, thực hiện liên thông dữ liệu số quốc gia về di sản văn hóa, bảo đảm đáp ứng hiệu quả dịch vụ cho xã hội, cộng đồng được đẩy mạnh ở mọi lúc, mọi nơi.
Về Chính quyền số: Đạt 100% (từ ngày 01/01/2023 đến 27/11/2023) tổng số văn bản ban hành của Sở là 3375 văn bản trong đó: văn bản đã ký số là 3375 văn bản; văn bản đã ký số chuyển qua mạng là 3375 văn bản; văn bản chưa ký số chuyển qua mạng là 0 văn bản) văn bản điện tử ký số của cơ quan, đơn vị được trao đổi, liên thông trên môi trường mạng (trừ văn bản mật). Đạt 100% thủ tục hành chính đủ điều kiện theo quy định của pháp luật được cung cấp dưới hình thức dịch vụ công trực tuyến toàn trình trên nhiều phương tiện truy cập khác nhau. Từ ngày 01/01/2023 đến 27/11/2023, tổng số hồ sơ tiếp nhận là 116 hồ sơ (100% hồ sơ tiếp nhận trực tuyến). 100% hồ sơ trả kết quả sớm hạn và không có phản ánh kiến nghị từ người dân và doanh nghiệp. 100% hồ sơ thực hiện số hóa, kết quả giải quyết thủ tục hành chính trong tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính tại Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả. Trên 92% hồ sơ công việc cơ quan, đơn vị được xử lý trên môi trường mạng (trừ hồ sơ công việc thuộc phạm vi bí mật). - 100% thống kê, báo cáo thực hiện trực tuyến.
Phát triển Kinh tế số và xã hội số: Công chức, viên chức, người lao động tham gia mua sắm trực tuyến, thanh toán qua internet banking, Mobile banking, thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt. Tuyên truyền, phổ cập tới công chức, viên chức và người lao động thực hiện tám thành phần cơ bản của xã hội số, gồm: (1) mỗi hộ gia đình một đường cáp quang băng rộng, (2) mỗi người dân trưởng thành có một điện thoại thông minh, (3) một tài khoản định danh điện tử, (4) một chữ ký số cá nhân, (5) một tài khoản thanh toán số, (6) một tài khoản dịch vụ công trực tuyến, (7) kỹ năng số cơ bản để sử dụng các dịch vụ số và (8) kỹ năng bảo đảm an toàn thông tin mạng cơ bản để tự bảo vệ mình trước các nguy cơ, rủi ro trên môi trường số. Tuyên truyền hưởng ứng Ngày Chuyển đổi số quốc gia và Ngày Chuyển đổi số tỉnh Điện Biên năm 2023.
Về bảo đảm an toàn, an ninh mạng: Trên 85% hệ thống thông tin của Sở, các đơn vị thuộc Sở thường xuyên được giám sát, bảo đảm an toàn, an ninh mạng. Ban hành quy định, quy chế về an toàn, an ninh mạng để triển khai đầy đủ các quy định của pháp luật về an toàn, an ninh mạng. Thường xuyên cập nhật bản vá thiết bị tường lửa, bản vá của hệ điểu hành máy tính, phần mềm phòng chống mã độc tập trung của tỉnh lên phiên bản mới. Phổ biến đến cán bộ, công chức, viên chức và người lao động thực hiện nghiêm túc việc thực hiện soạn thảo, in ấn tài liệu mật; không lưu trữ cơ sở dữ liệu, tài liệu có chứa thông tin thuộc phạm vi bí mật của nhà nước trên máy tính. Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh đã ban hành Quyết định số 1265/QĐSTTTT ngày 31/7/2023 về phê duyệt cấp độ và phương án bảo đảm an toàn hệ thống thông tin đối với Hệ thống thông tin Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Điện Biên.
Về kết quả thực hiện nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu trong năm: Bảo tàng tỉnh Điện Biên đã xây dựng hệ thống Quản lý, số hóa di tích lịch sử, di sản văn hóa phi vật thể và hiện vật; Bảo tàng Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ đã tổ chức thực hiện thu phí thăm quan bằng hình thức “Biên lai điện tử” từ ngày 05/7/2023 đến ngày 08/11/2023; Thư viện tỉnh được đầu tư phần mềm Thư viện điện tử và đã triển khai cài đặt, bước đầu đáp ứng một phần yêu cầu hiện đại hóa các khâu công tác chuyên môn, thông qua phần mềm nghiệp vụ. Hằng năm, bình quân có từ 24.000 - 26.000 độc giả truy cập CSDL Thư viện điện tử. Tạo lập các cơ sở dữ liệu (CSDL) thư mục với các biểu ghi thư mục tài liệu trong thư viện, được mô tả theo chuẩn biên mục quốc tế thống nhất trong toàn hệ thống thư viện.
Bên cạnh những kết quả đạt được, Ban Chỉ đạo chuyển đổi số của Sở đánh giá và nhận định một số hạn chế, khó khăn đó là: Nhân lực công nghệ thông tin của ngành còn thiếu, cụ thể tại các đơn vị trực thuộc Sở, cán bộ phụ trách lĩnh vực công nghệ thông tin hầu hết là kiêm nhiệm, chưa được đào tạo chuyên sâu nên còn lúng túng trong quá trình triển khai ứng dụng công nghệ thông tin vào các hoạt động của ngành; việc tìm kiếm công nghệ mới, lựa chọn công nghệ phù hợp với điều kiện thực tế của các đơn vị cũng gặp nhiều khó khăn, cụ thể: kinh phí đầu tư, việc chuyển giao, vận hành, quản lý, khai thác...
Nhiệm vụ đặt ra năm 2024: Cần tiếp tục tuyên truyền tới công chức, viên chức và người lao động, người dân thực hiện xác thực danh tính trên môi trường mạng. Hỗ trợ, hướng dẫn người dân nâng cao kỹ năng số, sử dụng nền tảng số, dịch vụ số và công nghệ số, thanh toán không dùng tiền mặt; thực hiện việc thu phí tham quan bằng hình thức “Vé điện tử” tại các điểm di tích lịch sử trên địa bàn tỉnh. Sửa chữa, hiện đại hóa phòng trưng bày giới thiệu tổng thể Chiến dịch Điện Biên Phủ trong Bảo tàng Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, gồm các nội dung: Số hóa dữ liệu hiện vật bảo tàng; Xây dựng phần mềm quản lý hiện vật; Xây dựng phần mềm tra cứu thông tin; Xây dựng chương trình tham quan bảo tàng ảo; Lắp đặt Hệ thống thiết bị trải nghiệm VR và 3D Mapping tương tác; Xây dựng Phần mềm thực tế ảo; Xây dựng phần mềm chạy trên thiết bị di động hỗ trợ tham quan và quảng bá hình ảnh bảo tàng;… Tiếp tục xây dựng, triển khai phần mềm du lịch thông minh phục vụ phát triển du lịch Điện Biên.