Ngày 23/8 Bộ VHTT&DL tổ chức Hội nghị lấy ý kiến góp ý xây dựng luật Điện ảnh ( sửa đổi) khu vực phía Bắc tại Trung tâm chiếu phim Quốc gia. Chủ trì Hội nghị PST.TS Tạ Quang Đông - Thứ trưởng Bộ VHTT&DL, cùng với Lãnh đạo Cục Điện ảnh và Vụ Pháp chế.

Trung tâm Phát hành Phim và Chiếu bóng tỉnh Điện Biên đại diện cho các đơn vị đang công tác trong lĩnh vực Điện ảnh ở các địa phương khu vực phía Bắc tham gia góp ý xây dựng luật Điện ảnh ( sửa đổi),tập trung vào 8 nội dung trong quá trình thực hiện Luật Điện ảnh như sau:

Luật Điện ảnh có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2007 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Điện ảnh có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/10/2009 đã đánh dấu một bước quan trọng trong hệ thống pháp luật về lĩnh vực nghệ thuật tổng hợp, là cơ sở pháp lý cao nhất thể chế hóa quan điểm, định hướng của Đảng và Nhà nước đối với sự nghiệp phát triển Điện ảnh Việt Nam theo hướng tiên tiến, đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc, cơ bản đáp ứng được nhu cầu phát triển và hội nhập của Điện ảnh nước nhà và nguyện vọng của các nghệ sỹ cũng như những người làm công tác Điện ảnh.

Sau 12 năm triển khai,thực hiện,Luật Điện ảnh đã có nhiều tác động tích cực và hiệu quả đối với đời sống kinh tế, chính trị,văn hóa của đất nước và sự phát triển của Ngành Điện ảnh. Song vẫn còn bộ lộ nhiều tồn tại, hạn chế,nhất là tính khả thi,việc cụ thể hóa các văn bản dưới Luật chưa theo kịp sự phát triển và  trong đời sống thực tiễn, nhưng chậm được điều chỉnh bổ sung:

1. Một số chính sách của được  quy định trong Luật Điện ảnh còn quá nhiều bất cập,xa rời thực tiễn, đặc biệt là chính sách đặc thù cho các đội chiếu phim lưu động ở các vùng sâu,vùng xa, vùng cao, biên giới, vùng có bà con dân tộc thiểu số sinh sống như: Chế độ công tác phí, phương tiện cá nhân xe máy vận chuyển thiết bị chiếu phim,phụ cấp đặc thù,định biên mỗi đội,đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực cho việc phổ biến phim, khiến các địa phương lúng túng, không có căn cứ để xây dựng bảo vệ biên chế,kinh phí,không thu hút được CBVC yên tâm công tác ở những vùng khó khăn.

Thực hiện Nghị quyết số 16 của BCHTW về sắp xếp bộ máy tổ chức đối với các đơn vị sự nghiệp công lập là một chủ chương lớn của Đảng, Nhà nước, .Song cho đến nay vẫn chưa có hướng dẫn của Bộ VHTT&DL, việc thực hiện kiện toàn ở các tỉnh không có sự thống nhất về tên gọi, mô hình tổ chức,phương thức hoạt động. Cần có sự thống nhất toàn quốc về mô hình tổ chức  của các đơn vị Điện ảnh ở địa phương.

2.Việc cung cấp phim, tư liệu cho địa phương còn ít,sản xuất chung, chưa tính đến yếu tố văn hóa, vùng miền nên hiệu quả chưa cao; Một số địa phương thiết bị lạc hậu,không tương thích, không sử dụng được;

3.Chính sách tài trợ cho việc sản xuất phim phục vụ miền núi,hải đảo,vùng sâu vùng xa,thiếu nhi,phục vụ nhiệm vụ chính trị chưa có nguồn kinh phí hỗ trợ địa phương sản xuất. Nên tư liệu phim cho hoạt động chiếu phim lưu động cũng như tại Rạp còn nghèo,cũ, đơn điệu, chưa thu hút được khán giả;

4.Thông tư hướng dẫn đặt hàng sản xuất phim có hỗ trợ kinh phí của Nhà nước còn chung chung,không có quy định cụ thể việc sản xuất phim phóng sự tài liệu do các Trung tâm Phát hành phim và Chiếu bóng các tỉnh sản xuất. Không có Thông tư liên bộ để có căn cứ cấp và hướng dẫn sử dụng kinh phí; Nên mặc dù đã được quy định trong Luật điện ảnh song vẫn chưa được thực hiện trên thực tiễn

5.Thông tư quy định về hoạt động của Hội đồng thẩm định dự án phim sử dụng ngân sách Nhà nước đến nay chưa ban hành nên gây khó khăn cho các địa phương trong quá trình thực hiện dự án sản xuất phim. Quy định đối với các dự án sản xuất phim sử dụng ngân sách nhà nước phát sinh ngoài Kế hoạch phải xin ý kiến của Thủ tướng Chính phủ là rất khó thực hiện…

6.Việc thẩm định, cấp giấy phép phổ biến phim phóng sự tài liệu tại địa phương cũng gặp nhiều khó khăn do Luật Điện ảnh quy định chưa cụ thể, chi tiết.Ngoài việc đòi hỏi các thành viên tham gia hội đồng phải có trình độ, kinh nghiệm,năng lực,hiểu biết về lĩnh vực đó thì cần phải có thêm các chuyên gia về các lĩnh vực chuyên ngành, rất khó khăn trong việc thu hút,hợp tác sản xuất phim ở địa phương. Nên phân cấp cụ thể  theo các tiêu chí về tổng mức đầu tư dự án, về cơ sở điện ảnh sản xuất phim,

Theo quy định tại Quyết định 49/2008/QĐ-BVHTTDL, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch chỉ được cấp phép đối với các bộ phim do cơ sở điện ảnh trong tỉnh sản xuất; Chưa quy định cụ thể đối với trường hợp phim do cơ quan nhà nước trong tỉnh làm chủ đầu tư thực hiện đặt hàng, phối hợp với cơ sở điện ảnh ngoài tỉnh sản xuất.

7. Quy định cho phép một công ty thực hiện đồng thời hai chức năng vừa phát hành, vừa phổ biến phim,một số tỉnh có rạp chiếu phim vận dụng trong việc liên doanh,liên kết, cổ phần với nhiều hình thức như: Thuê lại toàn bộ rạp, góp thiết bị chiếu phim, thuê máy chiếu … với các công ty nhập khẩu phim, dẫn đến cạnh tranh không lành mạnh, nhưng đáng lo ngại nhất là chi phối thị trường,độc quyền sử dụng Rạp, không có chỗ đứng cho thị trường phim Việt và làm mất dần bản sắc văn hóa dân tộc Việt.

8. Chính phủ cần tiếp tục đầu tư theo chương trình mục tiêu quốc gia cho Điện ảnh, nhất là đầu tư cơ sở vật chất, kỹ thuật,thiết bị cho điện ảnh một số địa phương có điều kiện khó khăn, đúng hướng phù hợp với từng vùng miền.

Những khó khăn bất cập trên, hy vọng sẽ được điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung kịp thời trong Luật Điện ảnh và các văn bản dưới Luật, để Luật Điện ảnh phát huy giá trị, nhanh chóng đi vào cuộc sống và thúc đẩy ngành Điện ảnh phát triển và hội nhập./.

 

 


Đánh giá:

lượt đánh giá: , trung bình:



 Bình luận


Mã xác thực không đúng.
     Liên kết website
    Thống kê: 10.298.841
    Online: 25